Xuất phát từ đặc điểm của Liên hợp quốc, đây là tổ chức đa phương toàn cầu đầu tiên có những hoạt động thực chất và đã có nhiều cố gắng trong việc phối hợp và điều tiết các mối quan hệ giữa các quốc gia độc lập. Cùng bài viết tìm hiểu rõ hơn về Hiến chương Liên Hiệp Quốc là gì? Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động trong hiến chương LHQ.
Mục lục bài viết
1. Hiến chương Liên Hiệp Quốc là gì?
Khái niệm hiến chương là khái niệm được sử dụng khá nhiều, ở thời phong kiến có hiểu là “pháp luật cơ bản do nhà vua đặt ra, làm nền tảng cho việc chị định ra pháp luật”. Hiện nay, định nghĩa hiến chương được quy định là “Điều ước kí kết giữa nhiều nước, quy định những nguyên tắc và thể lệ về quan hệ quốc tế.”
Hiện nay Hiến chương được định nghĩa khác nhau như tại châu âu, hiến chương là loại văn bản do nhà vua quy định một cách vô cùng long trọng vì các quyền và nghĩa vụ của thần dân nước đó, mang tính chất như hiến pháp. Ví dụ: Đại hiến chương của những hoàng đế Anh năm 1215…
Nói chung, Hiến chương ở một góc độ nào đó có thể xem là điều ước quốc tế. Quy định việc thành lập Liên hợp quốc, tuyên bố mục đích, tôn chỉ, xác lập cơ cấu tổ chức và các nguyên tắc hoạt động của Liên biệt về hình thức so với các luật cơ bản, có cùng cấp độ hiệu lực pháp lý với các đạo luật và có thể bị sửa đổi bởi các đạo luật thường.
2. Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động trong hiến chương Liên Hiệp Quốc:
Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 được coi là hiến pháp của tổ chức này. Bởi vậy các nước thành viên (192 nước) buộc phải tuân theo, không được làm trái với hiến chương quy định. Bất kỳ việc xây dựng pháp luật quốc tế nào đều phải lấy Hiến chương làm cơ sở.
Thứ nhất, đó là việc Hiến chương nêu ra các mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc, là cơ sở cho việc ra đời một loạt các Điều ước quốc tế khác.
Điều 1, hiến chương nêu ra những mục đích sau: Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế; Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và tự quyết của các dân tộc; Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong giải quyết các vấn đề quốc tế như kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân đạo,…;Trở thành trung tâm phối hợp mọi hoạt động của các dân tộc nhằm đạt được những mục đích nói trên.
Việc ghi nhận các nguyên tắc cơ bản của quan hệ quốc tế làm nền tảng hoạt động cho mình, là sự củng cố lần nữa vai trò của các nguyên tắc này trong hoạt động cũng như trong hệ thống pháp luật quốc tế như: Bình đẳng chủ quyền của các quốc gia; Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; Cấm sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực; Không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước; Tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế và pháp luật quốc tế;…
Đây là những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, có giá trị bắt buộc chung đối với mọi chủ thể của Luật quốc tế. Bất kỳ vi phạm nào cũng sẽ tất yếu tác động đến lợi ích của các chủ thể khác trong quan hệ quốc tế và bị coi là sự vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế. Đây là chuẩn mực để xác định tính hợp pháp của toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quốc tế. Chúng còn tác động đến cả những lĩnh vực quan hệ mà chưa được pháp luật cụ thể điều chỉnh. Các nguyên tắc này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành cơ sở đảm bảo cho Liên hợp quốc thực hiện những mục tiêu của mình.
Tính bắt buộc của các nguyên tắc này thậm chí còn đối với cả quốc gia không là thành viên Liên hợp quốc. Việc xây dựng điều ước quốc tế trên cơ sở các mục đích và nguyên tắc như trên thể hiện tinh thần tiến bộ của nhân loại, hướng tới một hệ thống pháp luật hoàn thiện, thống nhất. Khoản 1 điều 52 khẳng định: “ Không một quy định nào trong Hiến chương này làm cản trở sự tồn tại của những hiệp định hoặc những tổ chức khu vực nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến duy trì hòa bình và an ninh quốc tế bằng những hành động có tính chất khu vực, miễn là những hiệp định có tổ chức ấy và những hoạt động của chúng phù hợp với mục đích và nguyên tắc của Liên hợp quốc.”
3. Tìm hiểu về Hiến chương Liên Hợp Quốc:
3.1. Sự ra đời của Hiến chương Liên hợp quốc:
Hiến chương liên hợp quốc là loại hiến chương có ý nghĩa đối với nhiều quốc gia trên thế giới khi tham gia vào tổ chức này, cụ thể thì hiến chương Liên Hiệp Quốc được ký ngày 26 tháng 06 năm 1945 ở San Francisco, Hoa Kỳ, tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Tổ chức Quốc tế gồm 50 nước thành viên đầu tiên. Hiến chương có hiệu lực vào ngày 24 tháng 10 năm 1945 sau khi được phê chuẩn bởi 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an – Cộng hòa Trung Hoa (sau này được thay thế bởi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa), Pháp, Liên Xô (sau này được thay thế là Liên Bang Nga), Anh, Hoa Kỳ và phần lớn các nước khác. Ngày nay Liên Hiệp Quốc có 192 quốc gia thành viên.
Hiến chương Liên Hiệp Quốc là hiệp ước nền tảng của tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh này, với vai trò của Hiến chương như một bản hiến pháp đối với một quốc gia. Hiến chương quy định những nội dung bao quát, cơ bản nhất đối với một tổ chức như nguyên tắc hoạt động, cơ cấu tổ chức, quy chế thành viên… Tất cả các thành viên của Liên Hiệp Quốc đều bị ràng buộc bởi các điều khoản của Hiến chương. Theo đó, Hiến chương quy định rằng nghĩa vụ đối với Liên Hiệp Quốc cao hơn tất cả các nghĩa vụ trong các hiệp ước khác.
Hầu hết các nước trên thế giới hiện nay đã phê chuẩn Hiến chương. Tuy nhiên, một ngoại lệ đáng chú ý là Tòa Thánh Vatican; với tư cách là quan sát viên thường trực nên Vatican không phải ký đầy đủ tất cả các điều khoản của Hiến chương.
3.2. Nội dung chính của Hiến chương Liên Hợp Quốc:
Nội dung Hiến chương bao gồm Lời nói đầu và 111 Điều được nhóm lại trong 19 Chương.
Lời nói đầu bao gồm hai phần chính. Phần đầu tiên là lời kêu gọi chung cho việc duy trì hòa bình, an ninh quốc tế và tôn trọng nhân quyền. Phần thứ hai của lời nói đầu là một bản tuyên bố mà các chính phủ của các dân tộc thành viên Liên Hiệp Quốc đồng ý với Hiến chương.
Chương I nêu bốn mục đích của Liên Hiệp Quốc, bao gồm các điều khoản quan trọng về duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
Chương II quy định tiêu chuẩn của các thành viên Liên Hiệp Quốc.
Chương III đến Chương XV – phần chính của Hiến chương – miêu tả các cơ quan, các tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc và quyền hạn của các cơ quan, tổ chức này.
Chương XVI và Chương XVII quy định các dàn xếp giúp đưa Liên Hiệp Quốc trở nên phù hợp với khuôn khổ có sẵn của luật pháp quốc tế.
Chương XVIII và Chương XIX quy định việc sửa đổi và phê chuẩn Hiến chương.
Riêng các chương sau đây đề cập đến việc thực thi quyền hạn của các cơ quan thuộc Liên Hiệp Quốc:
Chương VI quy định quyền hạn của Hội đồng Bảo an về điều tra và hòa giải các tranh chấp.
Chương VII quy định quyền hạn của Hội đồng Bảo an về trừng phạt kinh tế, ngoại giao và quân sự, cũng như việc sử dụng lực lượng quân sự để giải quyết các tranh chấp.
Chương VIII quy định về các dàn xếp ở cấp độ khu vực nhằm duy trì hòa bình và an ninh ở những khu vực đó.
Chương IX và Chương X quy định quyền hạn của Liên Hiệp Quốc về hợp tác kinh tế – xã hội, và quyền hạn của Hội đồng Kinh tế – Xã hội chịu trách nhiệm giám sát những quyền hạn này.
Chương XII và Chương XIII quy định quyền hạn của Hội đồng Ủy trị chịu trách nhiệm giám sát quá trình phi thực dân hóa (việc trao quyền độc lập cho các thuộc địa).
Chương XIV và Chương XV quy định quyền hạn riêng của