Quy định của pháp luật về đội ngũ viên chức? Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức? Chế độ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức? Trình tự, thủ tục đánh giá viên chức hàng năm?
Viên chức là những công dân Việt Nam qua quá trình tuyển dụng theo một quá trình nhất định để vào làm tại các vị trí công việc khác nhau, Thường thì trong quá trình làm việc đội ngũ viên chức sẽ được tham gia các lớp bồi dưỡng để nâng cao chất lượng của đội ngũ viên chức và cũng cố chuyên môn cho đội ngũ viên chức. Pháp luật cũng có quy định về Mục tiêu và chế độ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức cụ thể như thế nào. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi
Cơ sở pháp lý: Nghị định Số: 03/NĐHN-BNV về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
Luật sư
1. Quy định của pháp luật về đội ngũ viên chức
1.1. Điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức
Thứ nhất, Người đăng ký dự tuyển phải có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất và chuyên môn nghiệp vụ và năng lực theo yêu cầu của vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp, có đủ các điều kiện đăng ký dự tuyển quy định tại Điều 22
– Các Cơ quan và đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật viên chức được bổ sung các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm quy định tại điểm g khoản 1 Điều 22 Luật viên chức nhưng không được trái với quy định của pháp luật, không được phân biệt loại hình đào tạo, văn bằng và chứng chỉ, trường công lập, trường ngoài công lập
1.2. Thẩm quyền tuyển dụng viên chức
– Đối với đơn vị sự nghiệp công lập giao quyền tự chủ quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 9 Luật viên chức, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức thực hiện việc tuyển dụng viên chức và quyết định tuyển dụng viên chức qua thi tuyển hoặc xét tuyển.
– Đối với đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 9 Luật viên chức, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức thực hiện hoặc phân cấp tổ chức thực hiện việc tuyển dụng viên chức cho đơn vị sự nghiệp công lập thuộc quyền quản lý; quyết định hoặc ủy quyền quyết định tuyển dụng viên chức qua thi tuyển hoặc xét tuyển.
– Đối với tổ chức sự nghiệp thuộc Chính phủ và người đứng đầu các tổ chức sự nghiệp này tổ chức hoặc phân cấp tổ chức thực hiện việc tuyển dụng viên chức, quyết định tuyển dụng viên chức qua thi tuyển hoặc xét tuyển.
– Hàng năm các đơn vị sự nghiệp công lập xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc quyết định theo thẩm quyền để tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật
– Thẩm quyền: Bộ Nội vụ ban hành nội quy, quy chế thi tuyển, xét tuyển viên chức theo quy định
Như vậy, Đối với đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ, thì các cơ quan, hay đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập đối với các tổ chức thực hiện hoặc phân cấp tổ chức thực hiện việc tuyển dụng viên chức theo quy định cho đơn vị sự nghiệp công lập thuộc quyền quản lý, và quyết định hoặc ủy quyền quyết định tuyển dụng viên chức qua thi tuyển hoặc xét tuyển theo quy định. Đối với tổ chức sự nghiệp thuộc Chính phủ, người đứng đầu các tổ chức sự nghiệp này tổ chức hoặc phân cấp tổ chức thực hiện việc tuyển dụng viên chức và quyết định tuyển dụng viên chức qua thi tuyển hoặc xét tuyển theo quy định của pháp luật
2. Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức
Nghị định Số: 03/NĐHN-BNV về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức quy định tại Điều 32. Mục tiêu, nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức
1. Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng:
a) Cập nhật kiến thức, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng và phương pháp thực hiện nhiệm vụ được giao;
b) Đào tạo góp phần xây dựng đội ngũ viên chức có đạo đức nghề nghiệp, có đủ trình độ và năng lực chuyên môn đảm bảo chất lượng của hoạt động nghề nghiệp.
2. Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng:
a) Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Bảo đảm tính tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng;
c) Khuyến khích viên chức học tập, nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ;
d) Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả.
Như vậy, căn cứ vào các mục tiêu để đào tạo, bồi dưỡng viên chức như Cập nhật kiến thức, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng và phương pháp thực hiện nhiệm vụ được giao, Đào tạo góp phần xây dựng đội ngũ viên chức có đạo đức nghề nghiệp, có đủ trình độ và năng lực chuyên môn đảm bảo chất lượng của hoạt động nghề nghiệp để nâng cao các kĩ năng nghề nghiệp và kiến thức chuyên môn cho đội ngũ viên chức.
3. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức
Nghị định Số: 03/NĐHN-BNV về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức Tại Điều 33. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng quy định:
1. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng viên chức thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 33 Luật viên chức.
2. Các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành chịu trách nhiệm tổ chức biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và ban hành sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Nội vụ.
3. Các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành chịu trách nhiệm ban hành và hướng dẫn thực hiện chương trình bồi dưỡng bắt buộc cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành hàng năm.
4. Chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp là một trong những điều kiện, tiêu chuẩn để bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp của viên chức;
b) Các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quy định việc quản lý và cấp chứng chỉ các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành;
c) Việc tham gia và hoàn thành các chương trình bồi dưỡng bắt buộc cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành hàng năm là một trong những căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của viên chức.
Theo đó, Chế độ đào tạo, bồi dưỡng viên chức thực hiện theo quy định cụ thể và Các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành chịu trách nhiệm tổ chức biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng, Các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành chịu trách nhiệm ban hành và hướng dẫn thực hiện, sau mỗi khóa đào tao, bồi dưỡng thì sẽ có Chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng cho các viên chức để chứng nhận việc đào tạo bồi dưỡng công việc đó.
4. Quy định khác của pháp luật về Đào tạo đội ngũ viên chức
4.1. Quyền lợi, trách nhiệm của viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng
– Quyền lợi của viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 35 Luật viên chức.
– Trách nhiệm của viên chức khi thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 35 Luật viên chức.
4.2. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng
Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức được chi trả từ nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập hoặc tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
4.3. Đào tạo và đền bù chi phí đào tạo
– Viên chức được cử đi đào tạo trong các trường hợp sau:
+ Đơn vị sự nghiệp công lập được tổ chức, sắp xếp lại;
+ Đáp ứng nhu cầu xây dựng, quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
– Điều kiện để viên chức được cử đi đào tạo:
+ Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp của viên chức;
+ Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, hải quan nghề nghiệp tại đơn vị sự nghiệp công lập sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo.
+ Viên chức được cử đi đào tạo theo các chương trình hợp tác với nước ngoài được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngoài các điều kiện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, còn phải thực hiện quy định của Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế và đáp ứng các yêu cầu khác của chương trình hợp tác.
– Viên chức được cử đi đào tạo ở trong nước và ngoài nước phải đền bù chi phí đào tạo trong các trường hợp sau:
+ Trong thời gian được cử đi đào tạo, viên chức tự ý bỏ học hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc;
+ Viên chức hoàn thành khóa học nhưng không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp, chứng nhận kết quả học tập;
+ Viên chức đã hoàn thành và được cấp bằng tốt nghiệp khóa học từ trình độ trung cấp trở lên nhưng chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết quy định của pháp luật
– Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể về cách tính chi phí đền bù và quy trình, thủ tục đền bù chi phí đào tạo quy định của pháp luật hiện hành.
Như vậy Trách nhiệm và quyền lợi của viên chức trong đào tạo, và đói với việc bồi dưỡng thì viên chức được đơn vị sự nghiệp công lập cử đi đào tạo nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc tự ý bỏ việc phải đền bù chi phí đào tạo theo quy định của Chính phủ theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Việc Tuyển dụng, và sử dụng và quản lý viên chức thì viên chức được cử đi đào tạo ở trong nước và ngoài nước phải đền bù chi phí đào tạo trong trường hợp viên chức đã hoàn thành và được cấp bằng tốt nghiệp khóa học từ trình độ trung cấp trở lên nhưng chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết theo quy định của pháp luật. căn cứ vào quy định của pháp luật. xét với trường hợp của bạn, nếu bạn muốn đơn phương chấm dứt
4. Trình tự, thủ tục đánh giá viên chức hàng năm
Trình tự, thủ tục đánh giá viên chức hàng năm quy định như sau:
Thứ nhất, Đối với viên chức quản lý:
+ Viên chức tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao và tự nhận xét ưu, nhược điểm trong công tác;
+ Tập thể nơi viên chức quản lý làm việc tổ chức họp và đóng góp ý kiến. Ý kiến góp ý được lập thành biên bản và thông qua tại cuộc họp;
+ Người có thẩm quyền bổ nhiệm chịu trách nhiệm đánh giá, quyết định xếp loại và thông báo đến viên chức quản lý sau khi tham khảo biên bản góp ý của tập thể nơi viên chức quản lý làm việc.
Thứ hai, Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý:
+ Viên chức tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao;
+ Tập thể đơn vị sử dụng viên chức tổ chức họp và đóng góp ý kiến. Ý kiến góp ý được lập thành biên bản và thông qua tại cuộc họp;
+ Người được giao thẩm quyền đánh giá viên chức nhận xét về kết quả tự đánh giá của viên chức, đánh giá những ưu, nhược điểm của viên chức trong công tác và quyết định phân loại viên chức.
Thứ ba, Việc thông báo kết quả đánh giá, phân loại viên chức thực hiện theo quy định tại Điều 44 Luật viên chức.
Thứ tư, Các trường hợp đánh giá viên chức thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 41 Luật viên chức. Việc đánh giá viên chức trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, khi kết thúc thời hạn biệt phái do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo trình tự, thủ tục của công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, biệt phái viên chức và Các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành Quy chế đánh giá và hướng dẫn cụ thể thủ tục, nội dung đánh giá đối với viên chức chuyên ngành.
Trên đây là thông tin chúng tôi tư vấn về nội dung Mục tiêu và chế độ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức và các thông tin pháp lý liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.