Hiện nay để giảm thiểu tình trạng quá tải cho các kho bãi tạm giữ xe vi phạm, pháp luật đã quy định về vấn đề người vi phạm giao thông có thể đặt tiền bảo lãnh để mang xe về tự quản lý. Vậy thì, mức tiền và thủ tục bảo lãnh xe vi phạm giao thông đang bị tạm giữ được ghi nhận như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định về thủ tục bảo lãnh xe vi phạm giao thông bị tạm giữ:
1.1. Điều kiện để được bảo lãnh xe vi phạm giao thông bị tạm giữ:
Hiện nay pháp luật đã quy định cụ thể và rõ ràng về vấn đề bảo lãnh xe vi phạm giao thông đang bị tạm giữ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 của Nghị định số 138/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu và giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính, có ghi nhận về vấn đề phương tiện giao thông đang bị tạm giữ để đảm bảo quá trình thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của chủ thể có thẩm quyền, có thể giao lại cho các tổ chức và cá nhân bảo quản phương tiện, nếu thỏa mãn 1 trong 2 điều kiện dưới đây:
– Cá nhân vi phạm có nơi đăng ký thường trú hoặc cá nhân vi phạm có nơi đăng ký tạm trú còn thời hạn theo đúng quy định của pháp luật, hoặc có giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan và tổ chức nơi cá nhân vi phạm đang công tác. Đối với tổ chức vi phạm thì tổ chức đó phải có địa chỉ hoạt động cụ thể rõ ràng, phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tổ chức và cá nhân vi phạm phải có nơi gìn giữ và bảo quản phương tiện trong trường hợp được chấp nhận bảo lãnh;
– Các chủ thể là tổ chức và cá nhân vi phạm có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ đặt tiền bảo lãnh theo đúng quy định của pháp luật, khi đó thì mới có thể được xem xét để bảo quản phương tiện đang tạm giữ. Thẩm quyền cho phép đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông đang bị tạm giữ trong trường hợp này sẽ thuộc về chủ thể đang thực hiện hoạt động tạm giữ phương tiện giao thông đó.
Như vậy thì pháp luật hiện nay đã cho phép các chủ thể thực hiện thủ tục bảo lãnh xe vi phạm giao thông đang bị tạm giữ, tuy nhiên cần phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật như đã phân tích ở trên.
1.2. Thủ tục bảo lãnh xe vi phạm giao thông bị tạm giữ:
Thủ tục đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ được ghi nhận tại khoản 3 Điều 15 Nghị định số 138/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu và giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính, cụ thể như sau:
Bước 1: Các chủ thể có nhu cầu bảo lãnh xe vi phạm giao thông cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ và gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhìn chung thì các chủ thể cần phải là một mẫu đơn gửi đến người có thẩm quyền tạm giữ xe vi phạm giao thông để đề nghị thực hiện hoạt động bảo lãnh phương tiện vi phạm giao thông. Trong đơn yêu cầu bảo lãnh cần phải ghi rõ một số nội dung như:
– Họ tên, số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân, nơi thường trú, nơi tạm trú, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm, hành vi vi phạm hành chính;
– Tên, số lượng, đặc điểm, chủng loại, số hiệu, nhãn hiệu, ký hiệu, xuất xứ, năm sản xuất, số máy, số khung, dung tích, tình trạng của phương tiện;
– Nơi đề nghị được giữ, bảo quản phương tiện sau khi được cơ quan có thẩm quyền giao giữ, bảo quản phương tiện.
Bước 2: Sau khi nhận đơn thì các chủ thể có thẩm quyền tiến hành hoạt động xem xét đơn theo đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp luật định đó là không quá 02 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận đơn với đề nghị đặt tiền bảo lãnh, người có thẩm quyền đang tạm giữ phương tiện giao thông cần phải tiến hành xem xét và quyết định việc cho phép đặt tiền để bảo lãnh phương tiện giao thông hay không. Đối với những vụ việc có tính chất và tình tiết phức tạp thì cần phải có thêm thời gian nhằm xác minh, có thể gia hạn thêm nhưng không quá 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được đơn đề nghị bảo lãnh. Trường hợp không đồng ý với việc đặt tiền để bảo lãnh phương tiện giao thông vi phạm đang bị tạm giữ thì các chủ thể có thẩm quyền cần phải trả lời bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do chính đáng. Còn nếu như đồng ý với yêu cầu bảo lãnh thì các chủ thể có thẩm quyền này cần phải hướng dẫn cho người yêu cầu bảo lãnh thực hiện các bước tiếp theo.
Bước 3: Nộp tiền bảo lãnh theo đúng quy định của pháp luật. Sau khi người có thẩm quyền tạm giữ ra quyết định cho phép đặt cọc bảo lãnh, thì các chủ thể là tổ chức và cá nhân cần phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, tiến hành thủ tục nộp tiền bảo lãnh trực tiếp tại bộ phận một cửa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc qua tài khoản ngân hàng của chủ thể đang tạm giữ phương tiện giao thông đó.
Bước 4: Chủ thể có thẩm quyền lập biên bản theo đúng quy định của pháp luật. Nhìn chung thì việc đặt tiền bảo lãnh cần phải được lập thành biên bản và bao gồm những nội dung cơ bản sau:
– Địa điểm lập biên bản, ngày, tháng, năm đặt tiền bảo lãnh;
– Họ, tên, chức vụ của người quyết định cho đặt tiền bảo lãnh;
– Tên tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh, số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân của cá nhân đặt tiền;
– Lý do đặt tiền bảo lãnh, mức tiền đặt bảo lãnh, thời hạn đặt tiền bảo lãnh;
– Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh.
Bước 5: Giao phương tiện giao thông cho người vi phạm giữ, bảo quản. Sau khi các chủ thể nộp tiền đặt bảo lãnh và hoàn thành thủ tục lập biên bản, người có thẩm quyền tạm giữ giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho các chủ thể vi phạm giữ, bảo quản; việc giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính phải được lập biên bản. Các chủ thể được giao bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính trong thời gian đặt tiền bảo lãnh không được phép sử dụng phương tiện vi phạm đó tham gia giao thông, không được tự ý thay đổi nơi bảo quản nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền tạm giữ. Nếu các chủ thể vi phạm quy định này thì người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện xem xét, quyết định việc chuyển phương tiện vi phạm đó về nơi tạm giữ theo quy định tại khoản 5 Điều 14 Nghị định số 138/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu và giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.
2. Quy định về mức tiền bảo lãnh xe vi phạm giao thông bị tạm giữ:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Nghị định số 138/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu và giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính, thì các chủ thể vi phạm giao thông nếu có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì được xem xét để giao giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính (theo như đã phân tích ở trên). Tuy nhiên, mức tiền để thực hiện thủ tục bảo lãnh xe vi phạm giao thông bị tạm giữ được ghi nhận như thế nào? Nhìn chung thì mức tiền đặt bảo lãnh ít nhất phải bằng mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt quy định cho một hành vi vi phạm. Trường hợp thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong cùng một vụ vi phạm thì mức tiền đặt bảo lãnh ít nhất phải bằng tổng mức tiền phạt tối đa của các hành vi vi phạm.
Ngoài ra, căn cứ theo Thông tư 01/2022/TT-BCT sửa đổi Thông tư
Trường hợp số tiền đặt bảo lãnh cho phương tiện vi phạm lớn hơn số tiền xử phạt thì số tiền thừa còn lại sau khi đã khấu trừ số tiền xử phạt được trả lại cho các chủ thể đã đặt tiền bảo lãnh cho phương tiện vi phạm trước đó. Trường hợp tổ chức, cá nhân đã đặt tiền bảo lãnh cho phương tiện vi phạm không nhận lại số tiền thừa thì sẽ xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Các trường hợp không được bảo lãnh xe vi phạm:
Các trường hợp không giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản theo khoản 4 Điều 14 của Nghị định số 138/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu và giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính, cụ thể như sau:
– Phương tiện giao thông đang bị tạm giữ đó là của vụ vi phạm là vật chứng của vụ án hình sự;
– Phương tiện giao thông đang bị tạm giữ đó được sử dụng để thực hiện hành vi trái luật, đua xe trái phép, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng hoặc gây tai nạn giao thông;
– Phương tiện giao thông đang bị tạm giữ không có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện hoặc giấy chứng nhận đăng ký phương tiện bị làm giả, sửa chữa;
– Phương tiện giao thông đang bị tạm giữ mang biển kiểm soát giả, phương tiện bị thay đổi trái phép số khung, số máy hoặc bị xóa số khung, số máy;
– Phương tiện giao thông vi phạm mà theo quy định sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu phương tiện.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Nghị định số 138/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu và giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính;
Thông tư 01/2022/TT-BCT sửa đổi Thông tư