Quy định của pháp luật về cấp giấy phép môi trường. Mức thu phí thẩm định cấp giấy phép môi trường mới nhất. Thẩm quyền cấp giấy phép môi trường. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường.
Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 02/2022/TT-BTC quy định về mức thu phí thẩm định cấp giấy phép môi trường do cơ quan trung ương thực hiện. Cụ thể như sau:
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về cấp giấy phép môi trường:
Đối tượng phải có giấy phép môi trường được quy định cụ thể, bao gồm 03 đối tượng sau đây:
– Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức
– Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật bảo vệ môi trường năm 2020
– Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật bảo vệ môi trường năm 2020 thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường
Nội dung giấy phép môi trường gồm những nội dung về thông tin chung dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; nội dung cấp phép môi trường; yêu cầu về bảo vệ môi trường; thời hạn của giấy phép môi trường; hoặc những nội dung khác (nếu có). Trong đó:
* Nội dung cấp phép môi trường:
Được quy định tại Khoản 2 Điều 40 Luật bảo vệ môi trường năm 2020, bao gồm:
– Nguồn phát sinh nước thải; lưu lượng xả nước thải tối đa; dòng nước thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải; vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải
– Nguồn phát sinh khí thải; lưu lượng xả khí thải tối đa; dòng khí thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải; vị trí, phương thức xả khí thải
– Nguồn phát sinh và giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung
– Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại; mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý, số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại, địa bàn hoạt động đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại
– Loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với dự án đầu tư, cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất
* Yêu cầu về bảo vệ môi trường bao gồm:
– Có công trình, biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải, giảm thiểu tiếng ồn, độ rung đáp ứng yêu cầu; trường hợp xả nước thải vào công trình thủy lợi phải có các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi
– Có biện pháp, hệ thống, công trình, thiết bị lưu giữ, vận chuyển, trung chuyển, sơ chế, xử lý đáp ứng yêu cầu quy trình kỹ thuật và quản lý đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại
– Có kho, bãi lưu giữ phế liệu đáp ứng quy định; hệ thống thiết bị tái chế; phương án xử lý tạp chất; phương án tái xuất đối với dự án đầu tư, cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất
– Có kế hoạch quản lý và giám sát môi trường, kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; trang thiết bị, công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, quan trắc môi trường
– Quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại; cải tạo, phục hồi môi trường; bồi hoàn đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật
– Yêu cầu khác về bảo vệ môi trường (nếu có)
* Nội dung về thời hạn của giấy phép:
– 78717 năm đối với dự án đầu tư nhóm I
– 78717 năm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I
– 17871 năm đối với đối tượng không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều 40 Luật bảo vệ môi trường năm 2020
– Thời hạn của giấy phép môi trường có thể ngắn hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp (sau đây gọi chung là chủ dự án đầu tư, cơ sở)
2. Mức thu phí thẩm định cấp giấy phép môi trường mới nhất:
Mức thu phí thẩm định cấp giấy phép môi trường được quy định tại Biểu mức thu phí thẩm định cấp giấy phép môi trường ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTC:
– Phí thẩm định cấp, cấp lại giấy phép môi trường:
+ Đối với các dự án hoặc cơ sở thuộc nhóm I (trừ các dự án hoặc cơ sở quy định tại điểm 2 và điểm 3 dưới đây): 50 triệu đồng/giấy phép
+ Đối với các dự án hoặc cơ sở thuộc nhóm II hoặc các dự án hoặc cơ sở nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: 45 triệu đồng/giấy phép
– Phí thẩm định cấp, cấp lại giấy phép môi trường đối với các dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại hoặc cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại:
+ Số lượng thiết bị xử lý chất thải nguy hại: 4 thì đối với dự án là 60 triệu đồng; đối với cơ sở là 40 triệu đồng
+ Số lượng thiết bị xử lý chất thải nguy hại: từ 5 đến 10 thì đối với dự án là 65 triệu đồng; đối với cơ sở là 50 triệu đồng
+ Số lượng thiết bị xử lý chất thải nguy hại: từ 11 trở lên thì đối với dự án là 70 triệu đồng; đối với cơ sở là 60 triệu đồng
– Phí thẩm định cấp, cấp lại giấy phép môi trường đối với các dự án nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất hoặc cơ sở nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đã đi vào hoạt động:
+ Chủng loại phế liệu là sắt, thép: đối với dự án chi phí là 75 triệu đồng; cơ sở là 50 triệu đồng
+ Chủng loại phế liệu là giấy: đối với dự án chi phí là 65 triệu đồng; cơ sở là 45 triệu đồng
+ Chủng loại phế liệu là nhựa: đối với dự án chi phí là 60 triệu đồng; cơ sở là 40 triệu đồng
+ Chủng loại phế liệu khác: đối với dự án chi phí là 55 triệu đồng; cơ sở là 35 triệu đồng
Lưu ý: Mức phí nêu trên tính theo lần thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường. Mức phí không bao gồm chi phí đi lại của Đoàn kiểm tra thực tế tại cơ sở và chi phí lấy mẫu, phân tích mẫu chất thải theo quy định.
3. Thẩm quyền cấp giấy phép môi trường:
Điều 41 Luật bảo vệ môi trường năm 2020 quy định cấp có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường như sau:
– Bộ Tài nguyên và Môi trường:
+ Cấp giấy phép thuộc đối tượng quy định tại Điều 39 Luật bảo vệ môi trường năm 2020 có thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
+ Cấp cho đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật bảo vệ môi trường năm 2020 nằm trên địa bàn từ 78712 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại
– Bộ Quốc phòng, Bộ Công an:
Cấp giấy phép môi trường đối với các dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: cấp giấy phép môi trường đối với các đối tượng sau đây, trừ trường hợp các dự án thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp phép:
+ Dự án đầu tư nhóm II quy định tại Điều 39 của Luật bảo vệ môi trường năm 2020
+ Dự án đầu tư nhóm III quy định tại Điều 39 của Luật bảo vệ môi trường năm 2020 nằm trên địa bàn từ 78712 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên
+ Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật bảo vệ môi trường năm 2020 đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ, cơ quan ngang Bộ phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
– Ủy ban nhân dân cấp huyện:
Cấp giấy phép môi trường đối với đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 41 của Luật bảo vệ môi trường năm 2020
4. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường bao gồm:
– Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường
– Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
– Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp
Bước 2: Nộp hồ sơ:
– Chủ dự án đầu tư, cơ sở gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường đến cơ quan có thẩm quyền quy định
– Cách thức nộp hồ sơ: gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
– Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ
– Công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
– Tham vấn ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
– Kiểm tra thực tế thông tin dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; tổ chức việc thẩm định, cấp giấy phép môi trường
Bước 4: Tiến hành thẩm định:
Thẩm định báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường thành lập hội đồng thẩm định, đoàn kiểm tra theo quy định của Chính phủ.