Theo quy định, trong lĩnh vực hoạt động nghệ thuật cũng quy định chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ mức phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp trong lĩnh vực nghệ thuật:
Mục lục bài viết
- 1 1. Thế nào là phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp?
- 2 2. Đối tượng được hưởng mức phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp trong lĩnh vực nghệ thuật:
- 3 3. Mức phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp trong lĩnh vực nghệ thuật:
- 4 4. Quy định khoảng thời gian không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp trong lĩnh vực nghệ thuật:
- 5 5. Quy định về chế độ bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn:
1. Thế nào là phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp?
Phụ cấp ưu đãi nghề là phụ cấp lương cho người lao động thuộc các đối tượng hoặc làm việc trong một số ngành nghề cần phải ưu tiên đặc biệt do pháp luật quy định, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội trong từng thời kì.
Phụ cấp ưu đãi theo nghề cũng mang ý nghĩa khuyến khích người lao động hoạt động trong lĩnh vực nghề nghiệp đó gắn bó lâu dài với nghề hơn.
Trong phạm vi lĩnh vực nghệ thuật, ưu đãi nghề nghiệp được áp dụng đối với công chức, viên chức được bổ nhiệm vào ngạch diễn viên làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn; chế độ bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn đối với người làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào đặc thù chuyên môn, mức độ đào tạo và chức năng hoạt động của từng chức danh nghề nghiệp trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn sẽ có các đối tượng và mức hưởn phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp khác nhau.
2. Đối tượng được hưởng mức phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp trong lĩnh vực nghệ thuật:
Căn cứ Điều 2
– Người chỉ huy dàn hợp xướng, dàn nhạc sân khấu truyền thống.
– Diễn viên kịch câm, hát dân ca, hát mới, múa rối cạn, múa đương đại, múa dân gian dân tộc, múa hát cung đình, múa tạp kỹ.
– Người biểu diễn nhạc cụ dây, nhạc cụ gõ, nhạc cụ bàn phím; kỹ thuật viên âm thanh, kỹ thuật viên ánh sáng.
– Người chỉ huy dàn nhạc giao hưởng nhạc vũ kịch, dàn nhạc giao hưởng.
– Diễn viên tuồng, chèo, cải lương, xiếc, múa rối nước, nhạc kịch (Opera), vũ kịch (Ballet), kịch nói, kịch dân ca, kịch hình thể; người biểu diễn nhạc cụ hơi.
3. Mức phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp trong lĩnh vực nghệ thuật:
– Đối với đối tượng gồm người chỉ huy dàn hợp xướng, dàn nhạc sân khấu truyền thống; diễn viên tuồng, chèo, cải lương, xiếc, múa rối nước, nhạc kịch (Opera), vũ kịch (Ballet), kịch nói, kịch dân ca, kịch hình thể; người biểu diễn nhạc cụ hơi:
Mức phụ cấp = 20%.
– Đối với đối tượng gồm người chỉ huy dàn hợp xướng, dàn nhạc sân khấu truyền thống; diễn viên kịch câm, hát dân ca, hát mới, múa rối cạn, múa đương đại, múa dân gian dân tộc, múa hát cung đình, múa tạp kỹ; người biểu diễn nhạc cụ dây, nhạc cụ gõ, nhạc cụ bàn phím; kỹ thuật viên âm thanh, kỹ thuật viên ánh sáng:
Mức phụ cấp = 15%.
Công thức tính phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp:
Phụ cấp ưu đãi theo nghề | = | Mức lương cơ sở | x | Hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) | x | Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề |
Lưu ý: phụ cấp ưu đãi này sẽ được tính chi trả cùng với tiền lương hằng tháng.
Các khoản phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp trong lĩnh vực biểu diễn này sẽ không được tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các chế độ bảo hiểm khác.
Nguồn kinh phí để thực hiện chi trả khoản phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp cho người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật sẽ được chi trả bởi nguồn ngân sách nhà nước bảo đảm trong kinh phí chi thường xuyên hằng năm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
4. Quy định khoảng thời gian không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp trong lĩnh vực nghệ thuật:
Các trường hợp sau đây sẽ không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn:
– Thời gian đi công tác, học tập trong nước không trực tiếp làm các công việc được phân công thuộc lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn với khoảng thời gian liên tục hơn 03 tháng.
– Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định.
– Thời gian nghỉ việc để hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
– Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên.
– Thời gian bị tạm giữ, tạm giam theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc thời gian bị đình chỉ công tác.
– Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
– Thời gian bị đình chỉ công tác.
– Thời gian không trực tiếp làm công tác biểu diễn nghệ thuật mà làm công việc khác từ 01 tháng trở lên.
5. Quy định về chế độ bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn:
Ngoài được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp, người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật còn được hưởng các chế độ về bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn. Cụ thể đối tượng được hưởng bao gồm:
– Người chỉ huy dàn hợp xướng, dàn nhạc sân khấu truyền thống.
– Diễn viên kịch câm, hát dân ca, hát mới, múa rối cạn, múa đương đại, múa dân gian dân tộc, múa hát cung đình, múa tạp kỹ.
– Người biểu diễn nhạc cụ dây, nhạc cụ gõ, nhạc cụ bàn phím; kỹ thuật viên âm thanh, kỹ thuật viên ánh sáng.
– Người chỉ huy dàn nhạc giao hưởng nhạc vũ kịch, dàn nhạc giao hưởng.
– Diễn viên tuồng, chèo, cải lương, xiếc, múa rối nước, nhạc kịch (Opera), vũ kịch (Ballet), kịch nói, kịch dân ca, kịch hình thể; người biểu diễn nhạc cụ hơi.
– Người làm việc theo chế độ hợp đồng hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
– Người chỉ đạo nghệ thuật buổi diễn chương trình nghệ thuật ca múa nhạc, chỉ đạo nghệ thuật vở diễn sân khấu.
– Các trưởng, phó các đơn vị nghệ thuật và trưởng, phó các đoàn biểu diễn trực thuộc.
Mức hưởng chế độ bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn như sau:
– Tính theo số buổi thực tế luyện tập thì chế độ bồi dưỡng như sau:
+ Được hưởng 80 nghìn đồng/buổi tập áp dụng cho:
- Diễn viên đóng vai chính trong vở diễn sân khấu, nhạc kịch (opera), vũ kịch (ballet), xiếc, rối.
- Diễn viên hát chính (đơn ca), diễn viên múa chính (solist), nhạc công độc tấu (solist) với dàn nhạc.
- Người chỉ huy dàn nhạc giao hưởng nhạc vũ kịch, dàn nhạc giao hưởng, dàn hợp xướng, dàn nhạc sân khấu truyền thống.
+ Được hưởng 60 nghìn đồng/buổi tập áp dụng cho:
- Diễn viên đóng vai chính thứ trong vở diễn sân khấu, nhạc kịch, vũ kịch, xiếc, rối.
- Diễn viên hát chính thứ, diễn viên hát lĩnh xướng trong dàn hợp xướng.
- Diễn viên múa chính thứ, nhạc công chịu trách nhiệm lĩnh tấu trong dàn nhạc giao hưởng, dàn nhạc sân khấu truyền thông, diễn viên chịu trách nhiệm lĩnh xướng trong dàn hợp xướng.
- Kỹ thuật viên chính âm thanh, kỹ thuật viên chính ánh sáng.
+ Được hưởng 50 nghìn đồng trên một buổi tập áp dụng cho:
- Diễn viên đóng vai phụ trong vở diễn sân khấu, nhạc kịch, vũ kịch, xiếc, múa rối.
- Diễn viên múa.
- Hợp xướng viên.
- Nhạc công dàn nhạc giao hưởng, dàn nhạc sân khấu truyền thống.
- Kỹ thuật viên âm thanh, kỹ thuật viên ánh sáng.
+ Được hưởng 35 nghìn đồng trên một buổi tập áp dụng cho:
- Nhân viên hậu đài.
- Nhân viên phục trang.
- Nhân viên hóa trang.
- Nhân viên đạo cụ.
– Tính theo số buổi biểu diễn và phục vụ biểu diễn thực tế thì chế độ bồi dưỡng như sau:
+ Được hưởng 200 nghìn đồng trên một buổi biểu diễn, áp dụng cho:
- Diễn viên chính.
- Nhạc công chính.
- Người chỉ đạo nghệ thuật chương trình nghệ thuật ca múa nhạc.
- Người chỉ đạo nghệ thuật vở diễn sân khấu.
+ Được hưởng 160 nghìn đồng trên một buổi biểu diễn, áp dụng cho:
- Diễn viên chính thứ nhạc công chính thứ.
- Kỹ thuật viên chính ánh sáng.
- Kỹ thuật viên chính âm thanh.
+ Được hưởng mức 120 nghìn đồng trên một buổi biểu diễn, áp dụng cho:
- Diễn viên phụ nhạc công.
- Kỹ thuật viên ánh sáng.
- Kỹ thuật viên âm thanh.
- Trưởng, phó các đơn vị nghệ thuật và trưởng, phó các đoàn biểu diễn trực thuộc.
+ Được hưởng 80 nghìn đồng trên một buổi biểu diễn:
- Nhân viên hậu đài.
- Nhân viên phục trang.
- Nhân viên đạo cụ.
- Nhân viên hóa trang.
- Nhân viên phục vụ làm việc theo chế độ hợp đồng.
Nguồn kinh phí để thực hiện chi trả khoản tiền bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn được lấy từ:
– Dự toán kinh phí xây dựng, phổ biến tác phẩm, chương trình, vở diễn hằng năm của đơn vị và từ nguồn thu biểu diễn theo quy định của pháp luật.
– Chế độ bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn do Nhà nước chi trả nếu như thực hiện nhiệm vụ chính trị, phục vụ nhân dân miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo.
Sau khi thực hiện đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, đối với các đơn vị hằng năm có doanh thu biểu diễn sẽ được xem xét vận dụng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp, bồi dưỡng luyện tập và bồi dưỡng biểu diễn đối với diễn viên hợp đồng và bồi dưỡng thêm cho diễn viên trong biên chế.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Quyết định số 14/2015/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp và chế độ bồi dưỡng đối với người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.