Cán bộ, công chức được kiêm nhiệm những chức danh như thế nào? Mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh cán bộ, công chức cấp xã?
Hiện nay do chính sách của nhà nước đề ra đó là tinh giảm biên chế, và trú trọng trong việc kiêm nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước, theo đó công cán bộ, công chức cấp xã cũng có thể kiêm nhiệm các chức danh khác ngoài chức vụ của mình trong cơ quan, họ có quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, phải hoàn thành công việc kiêm nhiệm, bên cạnh đó sẽ được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm chức danh cán bộ, công chức cấp xã theo quy định. Vậy mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh cán bộ, công chức cấp xã là bao nhiêu. Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ Sở pháp lý:
Nghị Định 92/2009/NĐ – CP ngày 22/10/2009 của Chính Phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
Tổng đài Luật sư
1. Cán bộ, công chức được kiêm nhiệm những chức danh như thế nào?
Hiện nay do Nhà nước ta có chính sách tinh giảm biên chế nên dẫn tới sự thiếu hụt về nhân sự nên vân đề đẩy mạnh việc kiêm nhiệm trong các cơ quan nhà nước đang được quan tâm hơn. Theo đó những cán bộ công chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị nhằm động viên, khích lệ cán bộ phấn đấu hoàn thành trách nhiệm được giao; góp phần hạn chế việc tăng biên chế đối với các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị sẽ được nhận khoản tiền phụ cấp cho việc kiêm nhiệm các chức danh này.
Theo quy định tại khoản 3 điều 1 Quyết định 31/2013/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội ngày 6/8/2013 quyết định về số lượng, chức danh, mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn TP. Hà Nội
” Điều 1. Quy định về số lượng, chức danh, mức phụ cấp, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn; ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau:
3. Khuyến khích các xã, phường, thị trấn bố trí kiêm nhiệm các chức danh người hoạt động không chuyên trách. Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn kiêm nhiệm các chức danh không chuyên trách ở cấp xã; người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở thôn, tổ dân phố nếu kiêm nhiệm chức danh không chuyên trách khác được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 30% mức phụ cấp của chức danh không chuyên trách kiêm nhiệm. Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh cũng chỉ được hưởng một chức phụ cấp kiêm nhiệm bằng 30% mức phụ cấp chức danh cao nhất. Mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.”
Tham khảo theo quy định trên có thể thấy, cán bộ công chức có thể kiêm nhiệm các chức danh không chuyên trách và khi đảm nhiệm các chức danh đó cá nhân đảm nhiệm cần thực hiện đúng trách nhiệm của mình và hơn nữa họ được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật như hưởng lương, phụ cấp khi kiêm nhiệm các chức danh không chuyên trách theo quy định cụ thể tại :
” Điều 14. Phụ cấp và khoán kinh phí đối với những người hoạt động không chuyên trách
1. Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được hưởng chế độ phụ cấp. Mức phụ cấp cụ thể của từng chức danhdo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định với mức không vượt quá hệ số 1,0 mức lương tối thiểu chung.
2. Ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương theo mức bình quân bằng 2/3 so với mức lương tối thiểu chung cho mỗi người hoạt động không chuyên trách.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định chức danh những người hoạt động không chuyên trách; mức phụ cấp cụ thể của từng chức danh; mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh; mức khoán kinh phí chi trả phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách theo loại đơn vị hành chính cấp xã, loại thôn, tổ dân phố phù hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này; quy định mức khoán kinh phí hoạt động của các đoàn thể ở cấp xã theo số lượng những người hoạt động không chuyên trách quy định tại Điều 13 Nghị định này bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.”
Như vậy, có thể thấy pháp luật đã có chinh sách để có thể tạo điều kiện tốt nhất để cán bộ công chức cấp xã hoạt động và làm việc với số lượng công việc và mức phụ cấp hợp lý nhất theo tình hình thực tế của địa phương, phụ cấp lương cho cán cộ công chức cấp xã là khoản tiền sẽ được trả cho người lao động trên cơ sở đó là công sức làm việc tương ứng của họ ngoài tiền lương cơ bản nhằm trả cho họ phần việc họ đã làm quy đổi ra tiền phụ cấp lao động tăng thêm.
2. Mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh cán bộ, công chức cấp xã
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là công chức văn phòng ủy ban nhân dân xã. Thời gian vừa qua do chị công chức tư pháp hộ tịch nghỉ
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo quy định tại Nghị Định 92/2009/NĐ – CP ngày 22/10/2009 của Chính Phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, cụ thể theo khoản 2 Điều 3 Nghị định này thì công chức cấp xã có các chức danh sau:
“a) Trưởng Công an
b) Chỉ huy trưởng Quân sự;
c) Văn phòng – thống kế;
d) Địa chính – Xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã)
đ) Tài chính – kế toán;
e)Tư pháp – hộ tịch;
g) Văn hóa – xã hội”
Theo thông tin bạn cung cấp, thì bạn là công chức văn phòng ủy ban xã, và thời gian vừa qua bạn được Ủy Ban nhân dân xã phân công tới đảm nhận công việc tư pháp hộ tịch do công chức tư pháp hộ tịch nghỉ
Do bạn chưa nêu rõ thông tin là, khi bạn đảm nhiệm công việc tư pháp – hộ tịch, thì Ủy ban nhân xã đã ra quyết định kiêm nhiệm cho bạn hay chưa. Nếu chưa có quyết định kiêm nhiệm, nhưng bạn đã làm công việc tư pháp – hộ tịch thì bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi tới ủy ban nhân dân cấp xã nơi bạn làm việc – cũng là đơn vị trực tiếp quản lý và sử dụng công chức cấp xã.
Sau khi có quyết định về việc kiêm nhiệm chức danh, bạn sẽ được hưởng phụ cấp theo quy định tại Điều 10 Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 Cụ thể:
Điều 10. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh
Cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức danh mà giảm được 01 người trong số lượng quy định tối đa tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này, kể từ ngày được cấp có thẩm quyền quyết định việc kiêm nhiệm thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có). Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh (kể cả trường hợp Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân), cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm bằng 20%.
Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn có thể được hưởng chế độ phụ cấp kiêm nhiệm theo Nghị định 92/2009/NĐ- CP của Chính phủ khi có quyết định về việc kiêm nhiệm chức danh do cơ quan có thẩm quyền cấp, đồng thời, việc bạn kiêm nhiệm công việc tư pháp – hộ tịch đã làm giảm được 01 người trong số lượng quy định tối đa tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 92/2009/NĐ -CP nêu trên.
Và lúc đó, theo quy định tại Điều 10 Nghị định 92/2009/NĐ -CP sửa đổi bạn sẽ được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có). Trong trường hợp bạn kiêm nhiệm nhiều chức danh thì bạn cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm bằng 20%. Và phụ cấp kiêm nhiệm chức danh sẽ không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Kết luận: Phụ cấp lương mà pháp luật quy định đối với cán bộ công chức cấp xã theo quy định đối với việc kiêm nhiệm chức danh có thể nói chế độ này là bộ phận cấu thành chế độ tiền lương của công chức cấp xã, có tác dụng bổ sung, hoàn thiện và hợp lí hơn tiền lương của cán bộ công chức cấp xã. Ngoài việc bảo đảm công bằng, bình đẳng trong việc trả lương, phụ cấp lương còn có tác dụng động viên, khuyến khích, thu hút cán bộ công chức cấp xã làm việc ở những ngành nghề, địa bàn… khó khăn, góp phần thực hiện có hiệu quả chính sách phân công lao động xã hội trong phạm vi ngành, địa phương và toàn quốc. Trong xu hướng cải cách tiền lương ở Việt Nam hiện nay, lấy tiền lương làm căn bản, bỏ dần các loại phụ cấp đi kèm thì phụ cấp đã được thu hẹp dần, đảm bảo ý nghĩa của tiền lương và trao quyền thực hiện cho cơ quan nhà nước theo quy định.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh cán bộ, công chức cấp xã” và các thông tin pháp lý khác liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.