Lương trưởng thôn được bao nhiêu tiền? Lương tổ trưởng tổ dân phố được bao nhiêu tiền? Làm trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố được hưởng phụ cấp gì? Chế độ dành cho người làm trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố?
Trên thực tế việc phụ cấp là khoản tiền bù đắp cho đời sống tinh thần và vật chất cho người lao động. Đối với người hoạt động không chuyên trách như ở thôn, tổ dân phố phụ cấp cũng một phần để khuyến khích cán bộ quản lý các địa bàn đó làm các công việc của nhà nước như tuyên truyền các chính sách của phường, xã, trung ương và địa phương. Quỹ phụ cấp cho các chức danh không chuyên trách sẽ đảm bảo công tác của cấp xã, xóm được đảm bảo và được tuyên truyền đến tận nhân dân. Vậy mức phụ cấp của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố hiện này là bao nhiêu?
Mục lục bài viết
1. Nguyên tắc trả lương cho cán bộ công chức, viên chức:
Đối với cán bộ công chức viên chức, vì họ là những người làm việc trong các cơ quan, đơn vị của Nhà nước, trực thuộc Nhà nước nên đơn vị tổ chức trả lương cho họ được trích từ chính ngân sách của nhà nước hoặc từ các nguồn thu theo quy định của pháp luật. Và đương nhiên, mức lương cho cán bộ, công chức, viên chức cũng như cách thức trả lương phải nghiêm chỉnh tuyệt đối chấp hành theo đúng với quy định của Nhà nước
2. Quy định về mức phụ cấp của trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố:
Quyền hạn của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố quy định tại Khoản 8 Điều 1 Thông tư 14/2018/TT-BNV, cụ thể như sau:
– Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố có nhiệm kỳ là 2,5 năm (hai năm rưỡi) hoặc 05 năm (năm năm) do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thống nhất và phù hợp với điều kiện cụ thể ở địa phương. Trường hợp do thành lập thôn mới, tổ dân phố mới hoặc khuyết Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời để điều hành hoạt động của thôn, tổ dân phố cho đến khi bầu được Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố trong thời hạn không quá sáu tháng kể từ ngày có quyết định cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời.
– Nhiệm kỳ của Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố, thực hiện theo nhiệm kỳ của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố
Căn cứ theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Nghị định 34/2019/NĐ-CP bổ sung Điều 14a Nghị định 92/2009/NĐ-CP quy định。 Theo đó chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố được quy định như sau:
– Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố có không quá 03 người được hưởng phụ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước và chỉ áp dụng đối với các chức danh: Bí thư Chi bộ; Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố; Trưởng Ban công tác mặt trận. Người tham gia công việc ở thôn, tổ dân phố ngoài 03 chức danh nêu trên không hưởng phụ cấp hàng tháng mà được hưởng bồi dưỡng khi trực tiếp tham gia vào công việc của thôn, tổ dân phố từ đoàn phí, hội phí khoán cho các đoàn thể và từ các nguồn quỹ khác (nếu có).
– Ngân sách nhà nước thực hiện khoán quỹ phụ cấp bằng 3,0 lần mức lương cơ sở để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở mỗi thôn, tổ dân phố.
Mặt khác quy định tại
Theo
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Nghị định 34/2019/NĐ-CP bổ sung Điều 14a Nghị định 92/2009/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 25/6/2019) như sau:
“1. Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố có không quá 03 người được hưởng phụ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước và chỉ áp dụng đối với các chức danh: Bí thư Chi bộ; Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố; Trưởng Ban công tác mặt trận. Người tham gia công việc ở thôn, tổ dân phố ngoài 03 chức danh nêu trên không hưởng phụ cấp hàng tháng mà được hưởng bồi dưỡng khi trực tiếp tham gia vào công việc của thôn, tổ dân phố từ đoàn phí, hội phí khoán cho các đoàn thể và từ các nguồn quỹ khác (nếu có)”
Ngân sách nhà nước thực hiện khoán quỹ phụ cấp bằng 3,0 lần mức lương cơ sở để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở mỗi thôn, tổ dân phố. Riêng đối với thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên, thôn thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thôn thuộc xã biên giới hoặc hải đảo được khoán quỹ phụ cấp bằng 5,0 lần mức lương cơ sở.
Căn cứ vào quỹ phụ cấp quy định tại khoản này và căn cứ vào đặc thù của từng cấp xã, yêu cầu quản lý, tỷ lệ chi thường xuyên của cấp xã và nguồn thu ngân sách của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định mức phụ cấp của từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách và mức bồi dưỡng người trực tiếp Theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Nghị định 34/2019/NĐ-CP và Điều 13 Thông tư 13/2019/TT-BNV thì ngân sách nhà nước thực hiện khoán quỹ phụ cấp bằng 3,0 lần mức lương cơ sở để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở mỗi thôn, tổ dân phố.
Riêng đối với các thôn sau đây được khoán quỹ phụ cấp bằng 5,0 lần mức lương cơ sở:
– Thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên;
– Thôn thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
– Thôn thuộc xã biên giới hoặc hải đảo.
Trong đó, người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố có không quá 03 người được hưởng phụ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước và chỉ áp dụng đối với các chức danh:
– Bí thư Chi bộ;
– Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố;
– Trưởng Ban công tác mặt trận.
Như vậy, có thể thấy mức phụ cấp 3,0 hoặc 5,0 lần mức lương cở sở là mức khoán phụ cấp cho cả ba chức danh Bí thư Chi bộ; Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố; Trưởng Ban công tác mặt trận chứ không phải là dành riêng cho trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố.
Mức phụ cấp cụ thể đối với từng chức danh sẽ do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định.tham gia công việc của thôn, tổ dân phố.”
Cụ thể về công thức tính phụ cấp cho Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố:
Về mức phụ cấp đối với các đối tượng nêu trên, tương tự như Nghị định 34, Thông tư 13 của Bộ Nội vụ quy định cách tính theo phương thức khoán.
Theo khoản 1 Điều 13 của Thông tư này: Ngân sách nhà nước thực hiện khoán quỹ phụ cấp bằng 3,0 lần mức lương cơ sở để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở mỗi thôn, tổ dân phố. Mức khoán phụ cấp cho trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố cụ thể như sau:
– Với mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng => Mức khoán quỹ phụ cấp là 1.490.000 đồng x 3 = 4.470.000 đồng/tháng.
– Với mức lương cơ sở từ ngày 01/07/2020 là 1.600.000 đồng/tháng => Mức khoán quỹ phụ cấp là 1.600.000 đồng x 3 = 4.800.000 đồng/tháng.
Cũng theo khoản 1 Điều 13, riêng với thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên; thôn thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thôn thuộc xã biên giới hoặc hải đảo, mức khoán quỹ phụ cấp bằng 5,0 lần mức lương cơ sở.
Mức khoán phụ cấp cụ thể như sau:
– Với mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng => Mức khoán quỹ phụ cấp là 1.490.000 đồng x 5 = 7.450.000 đồng/tháng.
– Với mức lương cơ sở từ ngày 01/07/2020 là 1.600.000 đồng/tháng => Mức khoán quỹ phụ cấp là 1.600.000 đồng x 5 = 8000.000 đồng/tháng.
Tại mỗi địa phương, mức khoán quỹ phụ cấp nêu trên có thể được chia đều hoặc không chia đều cho từng người.
Ví dụ về mức phụ cấp của Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố
Nghị quyết 08/2019/NQ-HĐND ngày 10/07/2019 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội quy định mức phụ cấp cụ thể đối với người hoạt động không chuyên trách ở mỗi thôn, tổ dân phố như sau:
– Đối với thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên, thôn thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền:
+ Bí thư Chi bộ thôn, tổ dân phố: 1,8 lần mức lương cơ sở.
+ Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố: 1,8 mức lương cơ sở.
+ Trưởng ban công tác Mặt trận: 1,40 mức lương cơ sở.
Như vậy, tổng mức phụ cấp 3 chức danh trên đúng bằng 5,0 lần mức lương cơ sở
– Đối với các thôn còn lại và tổ dân phố:
+ Bí thư Chi bộ thôn, tổ dân phố: 1,1 mức lương cơ sở.
+ Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố: 1,1 mức lương cơ sở.
+ Trưởng ban công tác Mặt trận: 0,80 mức lương cơ sở./.
Tại TP. Hồ Chí Minh, với tổng mức phụ cấp bằng 3,0 lần mức lương cơ sở, dự kiến Bí thư chi bộ được hưởng 1,1 lần mức lương cơ sở; Tổ trưởng tổ dân phố được hưởng 1 lần mức lương cơ sở; Trưởng ban công tác mặt trận được hưởng 0,9 lần mức lương cơ sở (theo dự thảo Nghị quyết chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách trên địa bàn TP.HCM).
Theo quy định trên, ngoài mức khoán phụ cấp như nêu trên, các địa phương có thể xem xét, quyết định các chế độ khác cho người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố. Như vậy, các đối tượng này có thêm cơ hội để tăng thu nhập ngoài phụ cấp được khoán hàng tháng do Ngân sách Nhà nước chi trả
3. Giải thích một vài khái niệm liên quan:
Tiền lương là gì? Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc bằng pháp luật, pháp quy Quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo
Số tiền thù lao trả cho người lao động theo định kỳ, thường là hàng tháng. Các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, người thuê lao động trả công cho người lao động (công nhân viên chức) theo số lượng và chất lượng lao động họ đã đóng góp. Mức tiền lương sẽ khác nhau giữa các ngành nghề khác nhau do người lao động cung cấp giá trị lao động khác nhau. Mức tiền lương cũng phụ thuộc vào nơi thuê lao động và nhu cầu.
Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương”
Như vậy, phụ cấp lương được hiểu là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương.