Theo quy định thì cá nhân giữ chức danh Trưởng Ban Công tác mặt trận có quyền được hưởng chế độ trợ cấp và lợi ích khác. Vậy mức phụ cấp của Trưởng Ban công tác mặt trận mới nhất là bao nhiêu?
Mục lục bài viết
1. Cá nhân nào có thể trở Trưởng Ban công tác mặt trận?
Trưởng Ban công tác Mặt trận được biết đến là một trong các chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp thôn. Khi thành lập Ban công tác Mặt trận thì người làm Trưởng ban sẽ kết hợp cùng với Bí thư chi bộ, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố để hỗ trợ các hoạt động diễn ra địa phương. Các cá nhân được bổ nhiệm giữ chức danh này sẽ được hưởng phụ cấp Trưởng Ban công tác Mặt trận theo quy định.
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 27 Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ghi nhận Ban Công tác Mặt trận sẽ được thành lập ở cấp thôn gồm thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố…Qúa trình thành lập Ban Công tác Mặt trận sẽ được thực hiện bởi Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra quyết định và bao gồm chức danh Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các thành viên.
Hiện nay, Cơ cấu của Ban Công tác Mặt trận sẽ bao gồm các thành phần:
– Cần có một số Uỷ viên Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã cư trú (cá nhân có thể là tạm trú hoặc thường trú) tại cấp thôn;
– Đại diện chi uỷ là một thành phần không thể thiếu khi nhắc đến cơ cấu Ban Công tác mặt trận;
– Người đứng đầu của các Hội: Chi hội Người cao tuổi, chi hội Cựu chiến binh, Chi hội Nông dân, chi hội Phụ nữ, chi đoàn Thanh niên, chi hội Chữ thập đỏ…
– Có thể bổ sung thêm một số người tiêu biểu trong nhân dân, dân tộc, tôn giáo…
Với các nội dung trên thì Trưởng Ban công tác Mặt trận là một trong ba chức danh của người hoạt động không chuyên trách ở cấp thôn. Khi thành lập Ban Công tác thì phải đảm bảo cơ cấu đúng theo quy định.
2. Mức phụ cấp của Trưởng Ban công tác mặt trận mới nhất:
Phụ cấp của Trưởng Ban công tác mặt trận là một trong quyền lợi cơ bản của cá nhân giữ chức danh này. Hiện nay, theo quy định tại Điều 34 NĐ-CP, thì Trưởng Ban công tác Mặt trận là người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố được hưởng phụ cấp hàng tháng.
Cá nhân khi thực hiện khoán quỹ phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố. Ngân sách Trung ương khoán quỹ phụ cấp để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở mỗi thôn, tổ dân phố như sau:
– Trong trường hợp đối với thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên; tổ dân phố có từ 500 hộ gia đình trở lên; thôn, tổ dân phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thôn, tổ dân phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã ở khu vực biên giới, hải đảo được khoán quỹ thì mức phụ cấp được thực hiện là bằng 6,0 lần mức lương cơ sở.
– Đối với các thôn, tổ dân phố không thuộc quy định tại điểm a khoản 2 Điều này được khoán quỹ phụ cấp bằng 4,5 lần;
– Trường hợp đơn vị hành chính cấp huyện không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã thì thôn, tổ dân phố quy định tại điểm a và điểm b khoản này được xác định theo đơn vị hành chính cấp huyện đó.
Lưu ý: Mức phụ cấp đã trình bày nêu trên được sử dụng làm mức chi gộp chung cho cả các chức danh làm việc không chuyên trách ở thôn, không phải mức chi trả riêng cho Trưởng Ban công tác Mặt trận.
Liên quan đến mức khoán quỹ cho từng nhóm đối tượng sẽ được UBND cấp tỉnh xem xét các yếu tố liên quan để đưa ra mức phù hợp. Thông thường sẽ căn cứ vào quỹ phụ cấp được khoán cho mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố; nguồn kinh phí ngân sách địa phương; quy định của pháp luật có liên quan và đặc thù của từng thôn để trình HĐND cùng cấp quyết định mức khoán quỹ cụ thể;
– Cá nhân đang là Trưởng Ban công tác Mặt trận kiêm Trưởng thôn thì tính phụ cấp được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 34 Nghị định 33/2023/NĐ-CP như sau:
Chế độ phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố: Trường hợp người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ của người hoạt động không chuyên trách khác ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 100% mức phụ cấp quy định của chức danh kiêm nhiệm;
Như vậy, trong trường hợp Trưởng ban công tác mặt trận giữ chức vụ mà trong thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên chuyển thành tổ dân phố do thành lập đơn vị hành chính đô thị cấp xã thì được giữ mức khoán quỹ phụ cấp bằng 6,0 lần mức lương cơ sở, cụ thể là 10.800.000 đồng/tháng. Đối với các thôn, tổ dân phố không thuộc quy định tại điểm a khoản 2 Điều này được khoán quỹ phụ cấp bằng 4,5 lần mức lương cơ sở cụ thể là 8.100.000 đồng/tháng.
Trong trường hợp Trưởng Ban công tác Mặt trận kiêm Trưởng thôn thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiện bằng 100% mức phụ cấp của Trưởng thôn.
3. Ban Công tác Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp Tổ trưởng dân phố để thực hiện nhiệm vụ gì?
Để đảm bảo cho việc thành lập Ban Công tác mặt trận Tổ quốc thực hiện tốt nhiệm vụ thì những nội dung xoay quanh hoạt động của cơ quan này đã được ghi nhận trong khoản 5 Điều 27 Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2019, cụ thể quy định nhiệm vụ của Ban công tác Mặt trận như sau:
– Khi thành lập Ban Công tác Mặt trận thì cần nhắc đến nhiệm vụ đầu tiên là chức năng phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên; đồng thời có hành động để phối hợp với Trưởng thôn (làng, ấp, bản…), Tổ trưởng dân phố để thực hiện nhiệm vụ:
+ Thưc hiện hoạt động trực tiếp tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Đồng thời cũng có trách nhiệm tuyên truyền nội dung được thể hiện trong Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định của Ủy ban nhân dân; Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp;
+ Trong một số trường hợp thì có trách nhiệm đứng ra làm trung gian để thu thập, đại diện người dân phản ánh ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân ở khu dân cư với cấp ủy Đảng và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã;
+ Luôn có sự giám sát các hoạt động của người dân liên quan đến lợi ích chung của cộng đồng đồng thời cũng động viên Nhân dân giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;
+ Phối hợp thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở và hoạt động tự quản ở cộng đồng dân cư.
Với nội dung đã trình bày thì Ban Công tác Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp Tổ trưởng dân phố để thực hiện nhiệm vụ sau đây:
– Thực hiện các hoạt động trong việc trực tiếp tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định của Ủy ban nhân dân; Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp;
– Đại diện để Thu thập, phản ánh ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân ở khu dân cư với cấp ủy Đảng và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã;
– Động viên Nhân dân giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;
– Phối hợp thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở và hoạt động tự quản ở cộng đồng dân cư.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.