Bộ Tài chính mới ban hành Thông tư 28/2023/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp chi tiết mức phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng từ ngày 01/7/2023:
Mục lục bài viết
1. Đối tượng nào phải nộp phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng?
Căn cứ Điều 2 Thông tư số 28/2023/TT-BTC, các đối tượng người nộp phí bao gồm:
– Chủ đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng công trình theo hướng dẫn tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
– Chủ đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng công trình theo hướng dẫn tại Nghị định 11/2013/NĐ-CP.
Những đối tượng trên khi được cơ quan có thẩm quyền thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng phải nộp phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng.
2. Mức phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng từ ngày 01/7/2023:
Theo Thông tư số 28/2023/TT-BTC, biểu mức thu phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng được quy định như sau:
BIỂU MỨC THU PHÍ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG (PHÍ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HOẶC PHÍ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO KINH TẾ – KỸ THUẬT)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2023/TT-BTC ngày 12 tháng 5 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Tổng mức đầu tư dự án (tỷ đồng) | Tỷ lệ (%) |
≤15 | 0,019 |
25 | 0,017 |
50 | 0,015 |
100 | 0,0125 |
200 | 0,01 |
500 | 0,0075 |
1.000 | 0,0047 |
2.000 | 0,0025 |
5.000 | 0,002 |
≥10.000 | 0,001 |
3. Cách tính phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng:
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Thông tư số 28/2023/TT-BTC, mức thu phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng được xác định như sau:
– Căn cứ xác định được số tiền phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng dựa trên tổng mức đầu tư (tính theo giá trị đề nghị thẩm định) và mức thu phí (quy định tại Biểu mức thu phí):
Công thức tính:
Số phí phải nộp = Tổng mức đầu tư x Mức thu phí.
– Nếu như dự án gặp phải trường hợp có tổng mức đầu tư nằm trong khoảng giữa các tổng mức đầu tư ghi trên Biểu mức thu phí tại Mục 2 thì khi đó xác định phí thẩm định như sau:
Nit = Nib – { Nib – Nia/Gia – Gib x (Git – Gib) }
Trong đó:
+ Nit là phí thẩm định cho dự án thứ i theo quy mô giá trị cần tính với đơn vị tính: tỷ lệ %.
+ Git là quy mô giá trị của dự án thứ i cần tính phí thẩm định với đơn vị tính: giá trị dự án.
+ Gia là quy mô giá trị cận trên quy mô giá trị cần tính phí thẩm định với đơn vị tính: giá trị dự án.
+ Gib là quy mô giá trị cận dưới quy mô giá trị cần tính phí thẩm định với đơn vị tính: giá trị dự án.
+ Nia là phí thẩm định cho dự án thứ i tương ứng Gia với đơn vị tính: tỷ lệ %.
+ Nib là phí thẩm định cho dự án thứ i tương ứng Gib với đơn vị tính: tỷ lệ %.
– Đối với khu đô thị, phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng trong đó tổng mức đầu tư đề nghị thẩm định làm căn cứ tính phí không bao gồm chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư trong dự án.
– Mức phí thẩm định dự án được quy định:
+ Mức tối thiểu là không dưới 500.000 đồng/tổng mức đầu tư dự án/cơ quan thẩm định.
+ Mức tối đa không quá 150.000.000 đồng/tổng mức đầu tư dự án/cơ quan thẩm định.
– Đối với công trình có quy mô nhỏ, công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo và công trình khác do Chính phủ quy định (thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật), phí hẩm định dự án đầu tư xây dựng cũng sẽ được xác định như mục đầu tiên.
– Với những dự án đầu tư xây dựng, cơ quan chuyên môn về xây dựng, cơ quan chủ trì thẩm định thuộc người quyết định đầu tư yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra các nội dung cần thiết làm cơ sở cho việc thẩm định: khi đó mức thu phí được tính bằng 50% mức thu phí quy định tại Biểu mức thu phí mục 2.
– Với những dự án đầu tư xây dựng có quy mô lớn hoặc có công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng sử dụng vốn khác: mức phí thu bằng 50% mức thu phí quy định tại Biểu mức thu phí mục 2, cụ thể các dự án bao gồm:
+ Dự án sử dụng vốn đầu tư công.
+ Dự án PPP.
+ Dự án đầu tư xây dựng có quy mô từ nhóm B trở lên hoặc có công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công.
+ Dự án đầu tư xây dựng có quy mô lớn hoặc có công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng sử dụng vốn khác.
(quy định tại khoản 15 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
– Đối với điều chỉnh các dự án có sử dụng nội dung thẩm định thiết kế cơ sở và tổng mức đầu tư đã thẩm định trước khi điều chỉnh: thu phí bằng 50% mức thu phí quy định tại Biểu mức thu phí tại mục 2.
– Đối với điều chỉnh dự án không sử dụng nội dung thiết kế cơ sở và tổng mức đầu tư đã thẩm định trước khi điều chỉnh: thu phí bằng 100% mức thu phí quy định tại Biểu mức thu phí tại mục 2.
– Đối với cơ quan chuyên môn về xây dựng đồng thời là cơ quan chủ trì thẩm định thuộc người quyết định đầu tư: thu phí bằng 150% mức thu phí quy định tại Biểu mức thu phí tại mục 2.
4. Cách thức kê khai, nộp phí:
Hình thức nộp phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng được quy định như sau:
– Hình thức không dùng tiền mặt vào tài khoản chuyên thu phí, lệ phí của tổ chức thu phí, lệ phí mở tại tổ chức tín dụng.
Đối với phí, lệ phí do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thu, người nộp phí, lệ phí nộp vào tài khoản chuyên thu phí, lệ phí của tổ chức thu phí, lệ phí mở tại tổ chức tín dụng hoặc tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
– Hình thức nộp phí vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của tổ chức thu phí mở tại Kho bạc Nhà nước.
– Hình thức nộp phí qua tài khoản của cơ quan, tổ chức nhận tiền khác với tổ chức thu phí, lệ phí: hình thức này áp dụng cho trường hợp thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo quy định của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính
– Hình thức nộp phí bằng tiền mặt cho tổ chức thu phí, lệ phí.
(quy định tại Điều 5 Thông tư số 28/2023/TT-BTC; Điều 3 Thông tư số 74/2022/TT-BTC).
Lưu ý: tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước chậm nhất là vào ngày 05 hàng tháng.
5. Cơ chế quản lý và sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng:
Sau khi thu phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng phải có cơ chế quản lý cũng như sử dụng số phí đó.
Theo quy định, cơ quan nhà nước nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước, cụ thể:
– Nộp vào ngân sách trung ương đối với phí do cơ quan trung ương quản lý thu.
– Nộp vào ngân sách địa phương đối với phí do cơ quan địa phương quản lý thu.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định được để lại 90% trên số tiền phí thu được và 10% nộp vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định được để lại 50% trên số tiền phí thu được và 50% nộp vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước đối với những dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án đầu tư theo hình thức đối tác công – tư và dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn khác (không sử dụng vốn ngân sách nhà nước).
Với tổ chức thu phí là đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định sẽ để lại 90% trên số tiền phí thu được để chi cho công việc thẩm định và thu phí, còn lại sẽ nộp 10% trên số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước (phí do đơn vị thuộc trung ương quản lý thu thì nộp vào ngân sách trung ương, phí do đơn vị thuộc địa phương quản lý thu thì nộp vào ngân sách địa phương) theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Thông tư số 74/2022/TT-BTC quy định về hình thức, thời hạn thu, nộp, kê khai các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quy định của bộ tài chính.
Thông tư 28/2023/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng.