Bộ Tài chính hiện đại đã có thông tư quy định thu phí sát hạch bổ nhiệm công chứng viên, lệ phí cấp thẻ công chứng viên và cấp giấy đăng ký hoạt động văn phòng công chứng. Dưới đây là mức phí cụ thể đối với hoạt động sát hạch bổ nhiệm và cấp thẻ công chứng viên.
Mục lục bài viết
1. Mức phí sát hạch bổ nhiệm, cấp thẻ công chứng viên:
Pháp luật hiện nay đã có quy định về mức thu phí đối với hoạt động sát hạch bổ nhiệm và quá trình cấp thẻ đối với những đối tượng được xác định là công chứng viên. Phí và lệ phí trong trường hợp này được coi là một trong những nguồn ngân sách quan trọng để bổ sung cho ngân sách nhà nước. Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Thông tư 257/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên (sau được sửa đổi tại Thông tư
– Cá nhân được xác định là người nộp hồ sơ tham gia vào hoạt động kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng, tham gia vào kết quả bổ nhiệm công chứng viên thì cần phải nộp phí sát hạch bổ nhiệm công chứng viên;
– Các tổ chức và cá nhân trong quá trình yêu cầu công chứng các loại hợp đồng, công chứng giao dịch, công chứng các loại bản dịch, lưu trữ di chúc, cấp lại bản sao văn bản công chứng thì sẽ phải có nghĩa vụ nộp phí công chứng;
– Các tổ chức và cá nhân khi yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính, trong quá trình yêu cầu chứng thực chữ ký đối với các loại giấy tờ và văn bản thì cần phải nộp phí chứng thực;
– Các cá nhân trong quá trình nộp hồ sơ tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng để thực hiện hoạt động bổ nhiệm công chứng viên, hoặc những đối tượng được xác định là cá nhân khi nộp hồ sơ bổ nhiệm lại công chứng viên theo quy định của pháp luật tại cơ quan có thẩm quyền, thì sẽ phải có trách nhiệm nộp phí thẩm định tiêu chuẩn, phí thẩm định điều kiện hành nghề công chứng;
– Các tổ chức trong quá trình nộp hồ sơ đề nghị xin cấp giấy đăng ký hoạt động văn phòng công chứng sẽ phải có trách nhiệm nộp phí thẩm định điều kiện hoạt động đối với văn phòng công chứng;
– Các cá nhân khi được cấp mới/cấp lại thẻ công chứng, thì sẽ phải có nghĩa vụ và có trách nhiệm nộp lệ phí cấp thẻ công chứng viên.
Cụ thể, căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 257/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên (sau được sửa đổi tại Thông tư 111/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính), có quy định cụ thể về mức phí sát hạch bổ nhiệm và cấp thẻ công chứng viên như sau:
Thứ tự | Nội dung thu | Mức thu (đồng/trường hợp/hồ sơ) |
1 | Lệ phí cấp mới, phí cấp lại thẻ công chứng viên | 100.000 đồng |
2 | Phí thẩm định tiêu chuẩn, phí thẩm định điều kiện hành nghề trong lĩnh vực công chứng |
|
a | Thẩm định tiêu chuẩn, phí thẩm định về điều kiện hành nghề công chứng đối với trường hợp tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng để bổ nhiệm công chứng viên | 3.500.000 đồng |
b | Thẩm định tiêu chuẩn, phí thẩm định về điều kiện hành nghề công chứng đối với trường hợp đề nghị bổ nhiệm lại công chứng viên. | 500.000 đồng |
c | Thẩm định điều kiện hoạt động văn phòng công chứng |
|
| – Thẩm định để cấp mới giấy đăng ký hoạt động văn phòng công chứng | 1.000.000 đồng |
| – Thẩm định để cấp lại giấy đăng ký hoạt động văn phòng công chứng | 500.000 đồng |
2. Quy định về thu, nộp, quản lý và sử dụng phí và lệ phí sát hạch bổ nhiệm, cấp thẻ công chứng viên:
Căn cứ theo quy định tại Thông tư 257/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên (sau được sửa đổi tại Thông tư 111/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính), bên cạnh quy định về mức phí sát hạch bổ nhiệm và cấp thẻ công chứng viên, quá trình thu nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch bổ nhiệm, cấp thẻ công chứng viên được quy định như sau:
– Cơ quan có trách nhiệm thu phí và lệ phí bao gồm: Cục bổ trợ tư pháp thuộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ tư pháp sẽ là cơ quan có trách nhiệm thu phí sát hạch bổ nhiệm công chứng viên. Sở tư pháp tại các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương sẽ được xác định là cơ quan có trách nhiệm thu lệ phí cấp thẻ công chứng viên, và đây cũng được xác định là cơ quan có thẩm quyền thu lệ phí đối với hoạt động cấp giấy đăng ký hoạt động của văn phòng công chứng;
– Phí sát hạch bổ nhiệm công chứng viên được xem là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước và được quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật về thuế phí, lệ phí, phí sát hạch bổ nhiệm công chứng biết được quản lý và sử dụng như sau: Cơ quan thu phí sẽ được trích 90% trên tổng số tiền phí thu được từ hoạt động sát hạch bổ nhiệm công chứng viên trước khi nộp vào ngân sách nhà nước để phục vụ và trang trải cho việc kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng, phục vụ cho hoạt động cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng, phục vụ cho hoạt động xem xét bổ nhiệm công chứng viên phù hợp và đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn để có thể bổ nhiệm làm công chứng viên theo quy định của pháp luật;
– Các cơ quan thu lệ phí sẽ phải nộp toàn bộ, tức là nộp 100% tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước, trong đó có lệ phí cấp thẻ công chứng và lệ phí cấp giấy đăng ký hoạt động văn phòng công chứng.
3. Quy định về tiêu chuẩn để được bổ nhiệm làm công chứng viên:
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 và Điều 10 của Văn bản hợp nhất Luật công chứng năm 2018 có quy định về tiêu chuẩn để có thể được bổ nhiệm làm công chứng viên. Theo đó, các cá nhân đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn sau đây sẽ được xem xét và bổ nhiệm làm công chứng viên:
– Là công dân mang quốc tịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thường trú trên lãnh thổ của Việt Nam, công dân tuân thủ và tôn trọng hiến pháp, tôn trọng pháp luật Việt Nam, có tư cách và phẩm chất đạo đức tốt;
– Phải có bằng cử nhân luật;
– Có thời gian công tác trong lĩnh vực pháp luật trong khoảng thời hạn 05 năm trở lên tại các cơ quan hoặc tại các tổ chức sau khi có bằng cử nhân luật;
– Tốt nghiệp khoa học đào tạo công chứng viên tại Học viện tư pháp hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng về công chứng tại Học viện tư pháp theo quy định của pháp luật công chứng;
– Đạt yêu cầu và đáp ứng điều kiện trong quá trình kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
– Đảm bảo sức khỏe trong quá trình hành nghề công chứng.
Người nào đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo như phân tích nêu trên thì sẽ có quyền được nộp hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên đến cơ quan có thẩm quyền đó là Sở tư pháp nơi người đề nghị bổ nhiệm đã đăng ký tập sự hành nghề công chứng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2018 Luật Công chứng;
– Thông tư 257/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên;
– Thông tư 111/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên.