Kinh tế phát triển kéo theo đó là hệ thống mạng lưới giao thông cũng cần được đảm bảo, ý thức của người dân cũng đang ngày càng được nâng cao. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về mức xử phạt đối với hành vi bán hàng lưu động gây ra hiện tượng cản trở giao thông?
Mục lục bài viết
1. Mức phạt xe bán hàng lưu động gây cản trở giao thông:
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về mức xử phạt đối với xe bán hàng lưu động gây ra tình trạng cản trở giao thông đường bộ. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 của
– Có hành vi không đi vào bên phải theo chiều đi của mình, đi không tuân thủ theo đúng phần đường lưu thông;
– Có hành vi dừng xe đột ngột, chuyển hướng tuy nhiên không phát tín hiệu báo trước cho các phương tiện khác;
– Có hành vi không chấp hành hiệu lệnh của chủ thể có thẩm quyền, không chấp hành chỉ dẫn của các biển báo hiệu hoặc vạch kẻ đường;
– Vượt bên phải các phương tiện khác trong trường hợp không được phép;
– Có hành vi dừng xe, đỗ xe trên phần đường các phương tiện khác đang lưu thông;
– Chạy trong hầm đường bộ tuy nhiên không có bật đèn hoặc không có các vật chiếu sáng đèn báo hiệu, có hành vi dừng xe hoặc đỗ xe trong hầm đường bộ trái quy định của pháp luật, quay đầu xe trong hầm đường bộ;
– Điều khiển các phương tiện là xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang với số lượng từ 03 xe trở lên, điều khiển phương tiện xe thô sơ đi dàn hàng ngang với số lượng từ 02 xe trở lên;
– Điều khiển các phương tiện được xác định là xe đạp, xe máy có sử dụng ô/dù, sử dụng điện thoại trong quá trình lưu thông, có hành vi chở người ngồi trên xe đạp hoặc xe đạp máy có sử dụng ô/dù;
– Có hành vi điều khiển các phương tiện xe thô sơ ban đêm, tuy nhiên không có báo hiệu bằng đèn hoặc báo hiệu bằng các vật phản quang;
– Để xe ở lòng đường đô thị, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây ra tình trạng cản trở phương tiện giao thông lưu thông, đỗ xe trên đường xe điện, đỗ xe trên cầu gây cản trở giao thông;
– Không tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về dừng đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau với đường sắt;
– Dùng xe đẩy để làm quầy hàng lưu động trên đường, tuy nhiên gây ra tình trạng cản trở giao thông;
– Không nhường đường cho các phương tiện đi trên làn đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau.
Theo đó thì có thể nói, người nào có hành vi đầy xe bán hàng lưu động trên đường gây ra tình trạng cảm cho an toàn giao thông đường bộ thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng theo như phân tích nêu trên.
2. Bán hàng lưu động trên xe đẩy có bị coi là hành vi bị cấm trong giao thông đường bộ không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định về các hoạt động khác trên đường bộ. Theo đó, không được thực hiện các hành vi sau đây:
– Không được thực hiện hoạt động họp chợ, mua bán hàng hóa trên đường bộ;
– Có hành vi tụ tập đông người trái quy định của pháp luật trên đường bộ;
– Có hành vi thả rông các loại gia súc trên đường bộ gây ảnh hưởng đến phương tiện đi lại;
– Phơi thóc, phơi lúa, phơi rơm rạ, phơi các loại nông sản hoặc để các vật khác cản trở trên đường bộ;
– Có hành vi đặt biển quảng cáo trên đất thuộc phần đất lưu thông đường bộ;
– Lắp đặt các loại biển hiệu, lắp đặt các biển quảng cáo hoặc các thiết bị khác làm giảm sự chú ý, từ đó gây ra hiện tượng nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu, hoặc cản trở người tham gia giao thông đường bộ;
– Che khuất biển báo hiệu, che khuất đèn tín hiệu giao thông;
– Sử dụng bàn trượt, và các loại thiết bị khác tương tự trên phần đường xe chạy;
-Các hành vi cản trở giao thông đường bộ khác.
Theo đó thì có thể nói, hành vi mua bán hàng lưu động trên xe đẩy lưu thông trên đường bộ là một trong những hành vi vi phạm điều cấm trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ. Người bán hàng lưu động bằng xe đầy trên đường bộ gây ra tình trạng cản trở giao thông đường bộ sẽ bị phạt tiền với mức xử phạt nêu trên.
3. Thẩm quyền xử phạt xe bán hàng lưu động gây cản trở giao thông:
Căn cứ theo quy định tại Điều 76 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng), có quy định cụ thể về thẩm quyền xử phạt của công an nhân dân. Cụ thể như sau:
– Chiến sĩ công an nhân dân đang trong quá trình thi hành công vụ sẽ có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền lên đến năm 100.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ và đường sắt;
– Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại đội, trưởng trạm, đội trưởng của các chiến sĩ công an nhân dân đang trong quá trình thi hành công vụ sẽ có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền lên đến 1.500.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ và đường sắt;
– Trưởng công an cấp xã, trưởng Đồn công an, trưởng trạm công Tiểu cửa khẩu, tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn cảnh sát cơ động có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền lên đến 2.500.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ và đường sắt, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết.
Theo đó thì có thể nói, chiến sĩ công an đang trong quá trình thi hành công vụ sẽ có thẩm quyền xử phạt với mức phạt tiền lên đến năm 100.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ và đường sắt. Theo như phân tích nêu trên, người đầy xe bán hàng lưu động trên đường bộ gây cản trở an toàn giao thông có thể sẽ bị xử phạt hành chính với mức cao nhất là 100.000.000 đồng, vì vậy, thẩm quyền xử phạt đối với hành vi này sẽ thuộc về các chiến sĩ công an đang trong quá trình thi hành nhiệm vụ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH 2019 Luật Giao thông đường bộ;
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.
THAM KHẢO THÊM: