Nhà nước luôn đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy thông qua các quy định pháp luật. Tuy nhiên hiện nay người dân vẫn vi phạm các quy định an toàn phòng cháy, chữa cháy mà Nhà nước đưa ra.
Mục lục bài viết
1. Ý nghĩa của các quy định an toàn phòng cháy, chữa cháy mà Nhà nước đưa ra:
Nhà nước đã đưa ra những quy định cụ thể và rõ ràng về an toàn phòng cháy chữa cháy. Những quy định này của Nhà nước có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc đảm bảo an toàn cho cuộc sống người dân, cũng như sự phát triển ổn định, toàn diện của nền kinh tế xã hội.
– Đối với sự an toàn của người dân: Việc tuân thủ một cách nghiêm chỉnh các quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy giúp người dân hạn chế được những rủi ro liên quan đến vấn đề này. Có kiến thức về an toàn phòng cháy chữa cháy, người dân sẽ niết cần phải sử dụng các trang thiết bị vật tư trong gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh như thế nào; khi có rủi ro xảy ra, họ cũng sẽ biết cách ứng phó sao cho phù hợp, hạn chế đến mức tối đa thiệt hại.
– Đối với sự phát triển chung của kinh tế, xã hội: Tuân thủ đầy đủ quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy giúp người dân hạn chế đến mức tối đa những rủi ro kinh tế có thể xảy ra. Lúc nào, nền tảng vật chất được đảm bảo, không cần chi trả cho khoản phí khắc phục hậu quả, kinh tế sẽ phát triển một cách ổn định và toàn diện hơn. Đời sống của người dân cũng được đảm bảo. Điều này tạo nên bộ mặt phát triển chung của kinh tế nước nhà.
– Quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy được xem là khuôn mẫu mang tính pháp lý, buộc tất cả người dân phải nghiêm chỉnh thực hiện. An toàn phòng cháy, chữa cháy được đảm bảo, điều này góp phần đặc biệt to lớn vào quá trình phát triển toàn diện của trật tự an toàn xã hội. Người dân sẽ được sống trong môi trường ổn định và phát triển nhất.
Chính vì những ý nghĩa đặc biệt quan trọng của quy định an toàn phòng cháy, chữa cháy, hiện nay, công tác quản lý việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định này luôn được Nhà nước chủ trương đẩy mạnh.
2. Thực trạng vi phạm quy định an toàn phòng cháy, chữa cháy hiện nay:
Các quy định an toàn phòng cháy, chữa cháy mà Nhà nước đưa ra có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, sự phát triển toàn diện của kinh tế xã hội.
Tuy nhiên, hiện nay, trong quá trình sinh sống và hoạt động kinh doanh, lao động, công tác bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy vẫn chưa thực sự được đảm bảo. Các hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy, chữa cháy vẫn diễn ra phổ biến tại nước ta. Một số trường hợp cụ thể như sau:
– Trong quá trình sinh sống trong khu dân cư, các cá nhân, hộ gia đình không tuân thủ các quy định an toàn phòng cháy, chữa cháy như sử dụng bình ga, sử dụng điện và các thiết bị điện. Việc không tuân thủ về việc sử dụng nguồn điện, an toàn phòng cháy chữa cháy tại nhà, khu dân cư khiến thực trạng vi phạm quy định an toàn phòng cháy chữa cháy ngày càng có dấu hiệu ra tăng.
– Các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất với nhiều loại hình máy móc, cơ sở trang thiết bị hiện đại nhưng không tuân thủ quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy khiến những rủi ro phát sinh liên quan đến vấn đề này ngày càng nhiều và gây ra các hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
– Ở bất kỳ địa phương, đối tượng nào, cũng đều tồn tại những rủi ro trong thực tiễn phòng cháy, chữa cháy. Những hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy, chữa cháy đem đến những hệ quả tiêu cực cho sự phát triển của kinh tế, xã hội.
+ Cháy nổ sẽ gây ra những thiệt hại nhất định về người và tài sản. Do đó, nó tác động trực tiếp đến mạng sống và quyền lợi về kinh tế của người dân.
+ Cháy nổ ảnh hưởng về kinh tế, đồng thời sẽ kéo theo những hệ lụy về tệ nạn xã hội. Khi một cá nhân không còn nền tảng, tiềm lực về kinh tế, rơi vào tình cảnh nợ nần, họ rất dễ rơi vào tình trạng túng quẫn, thực các hành vi vi phạm pháp luật: Trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cướp giật tài sản.
Tuy nhiên, xét trong thực trạng chung các vụ việc vi phạm quy định an toàn phòng cháy, chữa cháy hiện nay, chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng: Hành vi vi phạm mà các cá nhân, tổ chức gây ra có thể xuất phát từ lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý. Tất nhiên, nếu là lỗi cố ý gây ra cháy nổ, chắc chắn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Còn với lỗi vô ý vi phạm quy định an toàn phòng cháy, chữa cháy cũng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, nhưng với mức độ nhẹ hơn.
3. Mức phạt vô ý vi phạm quy định an toàn phòng cháy, chữa cháy:
Vô ý vi phạm quy định an toàn phòng cháy, chữa cháy là lỗi vô ý của chủ thể vi phạm (cả về ý thức lẫn hành động), gây ra những hậu quả thực tế về vấn đề cháy nổ. Tức, người dân không ý thức được rằng hoạt động của mình sẽ đem đến những hệ quả tiêu cực nhất định liên quan đến cháy nổ. Chỉ khi sự việc phát sinh trong thực tiễn, họ mới nhận thức được vấn đề xảy ra.
Vô ý vi phạm quy định an toàn phòng cháy, chữa cháy đem đến những hậu quả nhất định tính mạng, sức khỏe, lợi ích của chính cá nhân đối tượng đó và mọi người xung quanh. Chính vì vậy, hiện nay, Nhà nước đã đưa ra những quy định rõ ràng về mức xử phạt lỗi vô ý vi phạm quy định an toàn phòng cháy, chữa cháy. Cụ thể như sau:
Điều 50 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình đã quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về phòng, chống cháy, nổ tại hộ gia đình như sau:
– Đối với hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy, chữa cháy, để xảy ra cháy nổ và gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng thì chủ thể vi phạm sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
– Đối với hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản trên 100.000.000 đồng, thì cá nhân, tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
– Đối với hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61%, cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
– Đối với hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này dưới 61%, cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
– Ngoài ra, đối với việc vi phạm quy định an toàn phòng cháy, chữa cháy, chủ thể vi phạm còn phải thực các biện pháp khắc phục hậu quả. Cụ thể:
+ Đối với hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61%; hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này dưới 61%, thì chủ thể thực hiện hành vi sẽ buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh,
Những quy định về mức phạt vi phạm quy định an toàn phòng cháy, chữa cháy vừa phân tích ở trên được áp dụng cho cá nhân. Đối với tổ chức, mức phạt này sẽ được tăng lên gấp 2 lần.
Như vậy, Nhà nước đã đưa ra những quy định hết sức cụ thể, khách quan về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm an toàn phòng cháy, chữa cháy. Những quy định mà Nhà nước đưa ra được xem là căn cứ xử phạt đối với hành vi vi phạm. Đồng thời, nó mang tính răn đe cao để các cá nhân, tổ chức không tái phạm. Các chủ thể khác sẽ tự điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp với quy định của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy. Cùng với đó, những quy định này giúp công tác giải quyết các vụ việc thực tế cũng trở nên đơn giản và thuận tiện hơn, nhằm xử lý đúng người đúng tội.
Công tác quản lý về an toàn phòng cháy, chữa cháy được đảm bảo, điều này góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của kinh tế đất nước. Trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.