Việc có sự cố tràn dầu hiện vẫn còn được diễn ra tại một số nơi. Để nâng cao tinh thần cẩn thẩn trong việc kiểm tra phương tiền và nhằm khắc phục tình trạng này Pháp luật đã quy định về mức phạt vi phạm về hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu. Cùng tìm hiểu nhé
Mục lục bài viết
1. Mức phạt vi phạm về hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu:
Căn cứ theo quy định tại điều Điều 39 Nghị định 45/2022/NĐ-CP về mức phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu như sau:
– Đối với hành vi sau thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng:
+ Để xảy ra sự cố tràn dầu hoặc khi phát hiện sự cố tràn dầu mà không báo cáo kịp thời đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông tin về sự cố tràn dầu theo quy định;
+ Không thường xuyên cập nhật, bổ sung kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo quy định;
+ Không tiến hành việc thông báo kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt đến các cơ quan, đơn vị và địa phương liên quan để phối hợp triển khai.
– Đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng:
+ Không tiến hành tổ chức tập huấn hoặc cử cán bộ, nhân viên trực tiếp tham gia ứng phó đi tập huấn để nâng cao kỹ năng ứng phó sự cố tràn dầu;
+ Không thực hiện triển khai thực hành huấn luyện ứng phó sự cố tràn dầu theo quy định.
– Đối với hành vi không kịp thời báo cáo cơ quan có thẩm quyền trợ giúp trong trường hợp sự cố tràn dầu vượt quá khả năng, nguồn lực tại chỗ của cơ sở theo quy định thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
– Có hành vi vi phạm liên quan đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xăng, dầu có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu ở mức nhỏ trên đất liền bị xử phạt như sau:
+ Đối với hành vi không đầu tư hoặc không hợp đồng sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu với các cơ sở có phương tiện, trang thiết bị ứng phó hay với Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực ở mức độ tương ứng với khả năng tràn dầu có thể xảy ra trong khu vực thuộc trách nhiệm để huy động kịp thời phương tiện, trang thiết bị, vật tư triển khai hoạt động ứng phó khi xảy ra sự cố tràn dầu theo quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng;
+ Đối với hành vi không sẵn sàng huy động phương tiện, trang thiết bị, vật tư tham gia phối hợp ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
+ Đối với hành vi không có kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cơ quan chủ quản phê duyệt theo quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng;
+ Đối với hành vi không xây dựng kế hoạch khẩn cấp ứng phó sự cố tràn dầu và tổ chức lực lượng bảo đảm ngăn ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu quả sự cố tràn dầu ở mức độ tương ứng với khả năng tràn dầu do hoạt động của mình gây ra theo quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
– Đối với hành vi vi phạm liên quan đến các hoạt động của Tổng kho xăng dầu, kho xăng dầu có tổng khối lượng dự trữ từ 50.000 m3 trở lên, các cảng xăng dầu có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng lớn hơn hoặc bằng 50.000 DWT bị sẽ bị xử phạt như sau:
+ Đối với hành vi không đầu tư hoặc không ký hợp đồng sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu với các cơ sở có phương tiện, trang thiết bị ứng phó hay với Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực ở mức độ tương ứng với khả năng tràn dầu có thể xảy ra trong khu vực thuộc trách nhiệm để huy động kịp thời phương tiện, trang thiết bị, vật tư triển khai hoạt động ứng phó khi xảy ra sự cố tràn dầu theo quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;
+ Đối với hành vi không tổ chức, chỉ huy lực lượng, phương tiện, thiết bị của mình hoặc lực lượng, phương tiện, thiết bị trong hợp đồng ứng phó sự cố tràn dầu để triển khai thực hiện ứng phó kịp thời; không sẵn sàng huy động phương tiện, trang thiết bị, vật tư tham gia phối hợp ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
+ Đối với hành vi không có kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn phê duyệt theo quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng;
+ Đối với hành vi không xây dựng kế hoạch khẩn cấp ứng phó sự cố tràn dầu và tổ chức lực lượng bảo đảm ngăn ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu quả sự cố tràn dầu ở mức độ tương ứng với khả năng tràn dầu do hoạt động của mình gây ra theo quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
– Hành vi vi phạm liên quan đến các hoạt động của các cảng tại địa phương, các Tổng kho xăng dầu, kho xăng dầu có tổng khối lượng dự trữ dưới 50.000 m3, các cảng xăng dầu có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng dưới 50.000 DWT thì sẽ bị xử phạt như sau:
+ Đối với hành vi không đầu tư hoặc không ký hợp đồng sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu với các cơ sở có phương tiện, trang thiết bị ứng phó hay với Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực ở mức độ tương ứng với khả năng tràn dầu có thể xảy ra trong khu vực thuộc trách nhiệm để huy động kịp thời phương tiện, trang thiết bị, vật tư triển khai hoạt động ứng phó khi xảy ra sự cố tràn dầu theo quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
+ Đối với hành vi không tổ chức, chỉ huy lực lượng, phương tiện, thiết bị của mình hoặc lực lượng, phương tiện, thiết bị trong hợp đồng ứng phó sự cố tràn dầu để triển khai thực hiện ứng phó kịp thời; không sẵn sàng huy động phương tiện, trang thiết bị, vật tư tham gia phối hợp ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;
+ Đối với hành vi không có kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt theo quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
+ đối với hành vi không xây dựng kế hoạch khẩn cấp ứng phó sự cố tràn dầu và tổ chức lực lượng bảo đảm ngăn ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu quả sự cố tràn dầu ở mức độ tương ứng với khả năng tràn dầu do hoạt động của mình gây ra theo quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
– Hành vi vi phạm liên quan đến các hoạt động của chủ đầu tư cảng, chủ cơ sở, chủ dự án có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu bị xử phạt như sau:
+ Đối với hành vi không đầu tư hoặc không hợp đồng sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu với các cơ sở có phương tiện, trang thiết bị ứng phó hay với Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực ở mức độ tương ứng với khả năng tràn dầu có thể xảy ra trong khu vực thuộc trách nhiệm để huy động kịp thời phương tiện, trang thiết bị, vật tư triển khai hoạt động ứng phó khi xảy ra sự cố tràn dầu theo quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
+ Đối với hành vi không tổ chức, chỉ huy lực lượng, phương tiện, thiết bị của mình hoặc lực lượng, phương tiện, thiết bị trong hợp đồng ứng phó sự cố tràn dầu để triển khai thực hiện ứng phó kịp thời; không sẵn sàng huy động phương tiện, trang thiết bị, vật tư tham gia phối hợp ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; không tổ chức giám sát các hoạt động có nguy cơ tràn dầu cao trong địa bàn hoạt động của mình để kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp; không thực hiện đầy đủ các yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm ngăn chặn hoặc giảm thiểu thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra khi xảy ra sự cố tràn dầu thì sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;
+ Đối với hành vi không có kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt theo quy định; không lập lại kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
+ Đối với hành vi không xây dựng kế hoạch khẩn cấp ứng phó sự cố tràn dầu và tổ chức lực lượng bảo đảm ngăn ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu quả sự cố tràn dầu ở mức độ tương ứng với khả năng tràn dầu do hoạt động của mình gây ra theo quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
– Hành vi vi phạm liên quan đến các hoạt động dầu khí ngoài khơi có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu bị xử phạt như sau:
+ Đối với hành vi không thông báo kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được phê duyệt đến Ủy ban nhân dân các tỉnh có nguy cơ bị ảnh hưởng khi xảy ra sự cố tại cơ sở, dự án thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
+ Đối với hành vi không đầu tư hoặc không hợp đồng sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu với các cơ sở có phương tiện, trang thiết bị ứng phó hay với Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực ở mức độ tương ứng với khả năng tràn dầu có thể xảy ra trong khu vực thuộc trách nhiệm để huy động kịp thời phương tiện, trang thiết bị, vật tư triển khai hoạt động ứng phó khi xảy ra sự cố tràn dầu theo quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;
+ Đối với hành vi không sẵn sàng huy động phương tiện, trang thiết bị, vật tư tham gia phối hợp ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
+ Đối với hành vi không có kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn phê duyệt theo quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng;
+ Đối với hành vi không xây dựng kế hoạch khẩn cấp ứng phó sự cố tràn dầu và tổ chức lực lượng bảo đảm ngăn ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu quả sự cố tràn dầu ở mức độ tương ứng với khả năng tràn dầu do hoạt động của mình gây ra theo quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
– Hành vi vi phạm liên quan đến các hoạt động của tàu dầu có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu bị xử phạt như sau:
+ Đối với hành vi không thông báo kế hoạch chuyển tải dầu giữa tàu với tàu trên biển để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát và có biện pháp ứng phó kịp thời khi xảy ra sự cố tràn dầu theo quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng;
+ Đối với hành vi không có kế hoạch ứng cứu ô nhiễm dầu của tàu được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải phê duyệt đối với các tàu chở dầu mang cờ quốc tịch Việt Nam có tổng dung tích từ 150 GT trở lên, các tàu khác không phải tàu chở dầu có tổng dung tích từ 400 GT trở lên theo quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng;
+ Đối với hành vi không có kế hoạch ứng cứu ô nhiễm dầu của tàu được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải phê duyệt đối với các tàu chở dầu mang cờ quốc tịch Việt Nam có tổng dung tích từ 150 GT trở lên tham gia vào việc chuyển tải dầu giữa tàu với tàu trên biển thì sẽ bị phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng;
+ Đối với hành vi thực hiện chuyển tải dầu giữa tàu với tàu trên biển khi chưa sự đồng ý của Đầu mối liên lạc quốc gia hoặc Cảng vụ theo quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 55.000.000 đồng;
+ Phạt tiền có giá trị từ 55.000.000 đồng đến 65.000.000 đồng.
– Đối với hành vi không mua bảo hiểm hoặc các bảo đảm tài chính khác theo mức trách nhiệm dân sự được pháp luật quy định để bồi thường thiệt hại đối với ô nhiễm dầu theo quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất phân tán dầu tràn và chế phẩm sinh học trong ứng phó sự cố tràn dầu không đúng theo quy định.
– Hành vi gây ra sự cố cháy nổ dầu, tràn dầu, trừ các hành vi tội phạm về môi trường bị xử phạt như sau:
+ Trong trường hợp khối lượng dầu dưới 2.000 kg thì sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng;
+ Trong trường hợp khối lượng dầu từ 2.000 kg đến dưới 10.000 kg thì sẽ bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng;
+ Trong trường hợp khối lượng dầu từ 10.000 kg đến dưới 20.000 kg thì sẽ bị phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng;
+ Trong trường hợp khối lượng dầu từ 20.000 kg đến dưới 50.000 kg thì sẽ bị phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng;
+ Trong trường hợp khối lượng dầu từ 50.000 kg đến dưới 100.000 kg thì sẽ bị phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng;
+ Trong trường hợp khối lượng dầu từ 100.000 kg đến dưới 200.000 kg thì sẽ bị phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng;
+ Trong trường hợp khối lượng dầu từ 200.000 kg đến dưới 300.000 kg thì sẽ bị phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng;
+ Trong trường hợp khối lượng dầu từ 300.000 kg đến dưới 400.000 kg thì sẽ bị phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng;
+ Trong trường hợp khối lượng dầu từ 400.000 kg đến dưới 500.000 kg thì sẽ bị phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng;
+ Trong trường hợp khối lượng dầu từ 500.000 kg trở lên thì sẽ bị phạt tiền từ 850.000.000 đồng đến 950.000.000 đồng.
– Hành vi không khắc phục đối với các hậu quả sự cố cháy nổ dầu, tràn dầu; không thực hiện bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra bị xử phạt như sau:
+ Trong trường hợp khối lượng dầu dưới 2.000 kg thì sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng
+ Trong trường hợp khối lượng dầu từ 2.000 kg đến dưới 10.000 kg thì sẽ bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
+ Trong trường hợp khối lượng dầu từ 10.000 kg đến dưới 20.000 kg thì sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;
+ Trong trường hợp khối lượng dầu từ 20.000 kg đến dưới 50.000 kg thì sẽ bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng;
+ Trong trường hợp khối lượng dầu từ 50.000 kg đến dưới 100.000 kg thì sẽ bị phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
+ Trong trường hợp khối lượng dầu từ 100.000 kg đến dưới 200.000 kg thì sẽ bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng;
+ Trong trường hợp khối lượng dầu từ 200.000 kg đến dưới 300.000 kg Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng;
+ Trong trường hợp khối lượng dầu từ 200.000 kg đến dưới 300.000 kg thì sẽ bị phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 300.000 kg đến dưới 400.000 kg;
+ Trong trường hợp khối lượng dầu từ 400.000 kg đến dưới 500.000 kg thì sẽ bị phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 900.000.000 đồng;
+ Trong trường hợp khối lượng dầu từ 500.000 kg trở lên thì sẽ bị phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 13 Điều 39 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm các quy định về hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu như sau:
– Buộc phải chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm để xảy ra tràn dầu hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều 39 Nghị định 45/2022/NĐ-CP;
– Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm, buộc phải bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra theo quy định trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại các Khoản 8, Khoản 9 và Khoản 11 Điều 39 Nghị định 45/2022/NĐ-CP.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì mức phạt vi phạm các quy định về hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu có thể lên đến 1.000.000.000 đồng với cá nhân. Ngoài ra, khi thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 13 Điều 39 Nghị định 45/2022/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân vi phạm buộc phải thi hành các biện pháp khắc phụ hậu quả được quy định.
2. Nguyên tắc trong hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu là gì?
Căn cứ tại Điều 4 Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu kèm theo Quyết định 12/2021/QĐ-TTg có quy định như sau:
Nguyên tắc trong hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu được thực hiện như sau:
– Tích cực chủ động xây dựng đối với kế hoạch, đầu tư trang thiết bị, các phương án hợp đồng để sẵn sàng ứng phó khi xảy ra sự cố tràn dầu.
– Tổ chức tiếp nhận và xử lý thông tin về sự cố tràn dầu kịp thời, ưu tiên bảo đảm với các thông tin cho hoạt động ứng phó, báo cáo kịp thời đến cấp có thẩm quyền khi vượt khả năng ứng phó.
– Phối hợp và huy động mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả chuẩn bị và ứng phó đối với sự cố tràn dầu, ưu tiên các hoạt động để cứu người bị nạn và bảo vệ môi trường.
– Chủ động thực hiện ứng phó gần nguồn dầu tràn để nhằm ngăn chặn, hạn chế dầu tràn ra môi trường. Giám sát chặt chẽ nguy cơ lan tỏa dầu tràn vào đường bờ để xác định thứ tự ưu tiên và tiến hành các biện pháp bảo vệ các khu vực ưu tiên bảo vệ.
– Đảm bảo về an toàn, phòng chống cháy nổ trong ứng phó.
– Chỉ huy thống nhất, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ đối với các lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia hoạt động ứng phó.
– Bên gây ra ô nhiễm tràn dầu phải chịu trách nhiệm về bồi thường thiệt hại do tràn dầu gây ra theo quy định của pháp luật.
3. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 39 Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu ban hành kèm theo Quyết định 12/2021/QĐ-TTg năm 2021 về Bộ Tài nguyên và Môi trường như sau:
– Thực hiện chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản về giám sát, đánh giá rủi ro, khắc phục hậu quả và giải quyết các hậu quả sự cố tràn dầu, quy định hướng dẫn việc sử dụng chất phân tán dầu tràn và ban hành Danh mục chất phân tán được phép sử dụng trên biển Việt Nam.
+ Chủ trì và hướng dẫn các các bộ, ngành, địa phương xây dựng, cập nhật về bản đồ nhạy cảm môi trường theo địa bàn quản lý và định kỳ cập nhật hệ thống bản đồ nhạy cảm môi trường khu vực ven biển và các hải đảo của Việt Nam để phục vụ ứng phó sự cố tràn dầu.
+ Phối hợp với Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm về cứu nạn và các bộ, ngành, địa phương liên quan đến tổ chức ứng phó, khắc phục, giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu.
+ Hướng dẫn các địa phương xem xét điều tra và đánh giá, xác định mức thiệt hại và lập hồ sơ bồi thường thiệt hại về môi trường, xây dựng và thực hiện kế hoạch phục hồi môi trường do dầu tràn; chỉ đạo việc phối hợp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
+ Thực hiện chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn và các bộ, ngành, địa phương liên quan truy tìm, xác minh về nguyên nhân dẫn đến việc tràn dầu chưa rõ nguồn gốc xảy ra trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; hướng dẫn các địa phương xác minh nguyên nhân tràn dầu chưa rõ nguồn gốc xảy ra tại địa bàn.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì trong hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu thì Bộ Tài nguyên và Môi trường có những trách nhiệm như trên.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.