Ngày này, công nghệ càng phát triển, dẫn đến nhiều trò chơi ra đời được giới trẻ chơi rất nhiều. Ở một số cơ sở kinh doanh đối với lĩnh vực này đang chưa đáp ứng đúng yêu cầu hiện nay. Vậy mức phạt vi phạm quy định về người chơi trò chơi điện tử được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức phạt vi phạm quy định về người chơi trò chơi điện tử:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 106 Nghị định 15/2020/NĐ-CP , được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 14/2022/NĐ-CP về vi phạm quy định về người chơi như sau:
Đối với hành vi vi phạm quy định về người chơi trò chơi điện tử sẽ bị xử lý như sau:
– Phạt cảnh cáo đối với những hành vi đăng ký không đúng với thông tin của cá nhân khi chơi các trò chơi điện tử G1.
– Đối với hành vi không chấp hành quy định về quản lý giờ chơi tại điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng thì sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
– Đối với một trong các hành vi sau thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng:
+ Lợi dụng các trò chơi điện tử để thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật, gây mất trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia;
+ Mua, bán vật phẩm ảo hoặc đơn vị ảo hoặc điểm thưởng.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức sẽ được thực hiện như sau:
– Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Theo đó, đối với người chơi không chấp hành quy định về quản lý giờ chơi tại điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử không thực hiện đăng ký thông tin cá nhân của người chơi thì bị xử phạt thế nào?
Căn cứ heo quy định tại điểm d khoản 5, điểm d khoản 7 Điều 104 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm b khoản 39 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng như sau:
Đối với hành vi phạm quy định về cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng
– Đối với một trong các hành vi sau thì sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng:
+ Cung cấp các dịch vụ trò chơi điện tử G1 khi không đáp ứng được một trong các điều kiện về kỹ thuật cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử;
+ Người nào có hành vi quảng cáo trò chơi điện tử G1 khi chưa được cấp quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản;
+ Người nào có hành vi cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 không đúng với nội dung kịch bản đã được phê duyệt;
+ Người nào có hành vi không thực hiện đăng ký hoặc thực hiện đăng ký không đầy đủ thông tin cá nhân của người chơi khi cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1;
+ Người nào có hành vi không áp dụng biện pháp, giải pháp hạn chế giờ chơi của trò chơi điện tử G1 đối với trẻ em, người chơi dưới 18 tuổi theo quy định.
+ Hệ thống về quản lý thanh toán cho trò chơi điện tử không được đặt tại Việt Nam hoặc không kết nối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ thanh toán của Việt Nam hoặc không cho phép người chơi có thể tra cứu được thông tin chi tiết về tài khoản thanh toán của mình.
Ngoài hình phạt tiền thì đối với những hành vi vi phạm nêu trên sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung:
+ Cơ quan có thẩm quyền sẽ tước quyền sử dụng quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử G1 được xác định từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 5 Điều này;
+ Bị tước quyền sử dụng Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1, Giấy chứng nhận cung cấp các dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng được xác định từ 22 tháng đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;
+ Tịch thu tang vật, các phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 3 và 6 Điều này;
+ Đình chỉ các hoạt động được xác định từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và đ khoản 2, các khoản 3, 4, các điểm a và d khoản 5 Điều này.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP , được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
-Mức phạt tiền được quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Đối với trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, thì doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 không thực hiện đăng ký thông tin cá nhân của người chơi có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền có giá trị từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
Ngoài ra, doanh nghiệp vi phạm còn bị đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng.
3. Xử phạt kinh doanh trò chơi điện tử quá giờ quy định thế nào?
Đối với trường hợp khi hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử quá thời gian theo như quy định nêu trên, thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, căn cứ dựa theo quy định này tại Điều 105 Nghị định 15/2020/NĐ–CP , được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện như sau:
– Đối với hành vi niêm yết bảng nội quy sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử công cộng nhưng nội dung niêm yết không đầy đủ thì sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
– Đối với một trong các hành vi sau thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng:
+ Thiết lập các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng cách cổng trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông dưới 200 m;
+ Không thể hiện đầy đủ những thông tin trên biển hiệu theo quy định;
+ Không tiến hành niêm yết nội quy sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử công cộng;
+ Không có bảng niêm yết về danh sách cập nhật các trò chơi G1 đã được phê duyệt nội dung, kịch bản tại điểm cung cấp dịch vụ kèm theo phân loại trò chơi theo độ tuổi.
– Đối với một trong các hành vi sau thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng:
+ Thiết lập các điểm cung cấp đối với dịch vụ trò chơi điện tử công cộng mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng;
+ Thiết lập các điểm để cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng nhưng lại không ký hợp đồng đại lý Internet hoặc không có văn bản của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet xác nhận là điểm cung cấp dịch vụ truy nhập Internet công cộng của doanh nghiệp;
+ Thiết lập các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng mà lại không đáp ứng đủ điều kiện hoạt động;
+ Không tiến hành thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin;
+ Hoạt động dịch vụ ngoài khoảng thời gian từ 08 giờ sáng đến 22 giờ đêm hàng ngày;
+ Không thực hiện đúng các quy định khác về nghĩa vụ của điểm cung cấp dịch vụ về trò chơi điện tử công cộng.
Như vậy, theo quy định được trên thì đối với việc cơ sở kinh doanh dịch vụ internet game điện tử hoạt động quá giờ theo quy định trên thì bị xử phạt tiền có giá trị từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Nghị định 15/2020/NĐ–CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện;