Dịch vụ viễn thông công ích được thành lập với mục đích chính là hỗ trợ thực hiện các chính sách của nhà nước liên quan đến cung cấp dịch vụ viễn thông công ích. Vậy, mức phạt vi phạm quy định về dịch vụ viễn thông công ích được quy định thế nào?
Mục lục bài viết
1. Dịch vụ viễn thông công ích được hiểu thế nào?
Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam được hiểu là tổ chức tài chính nhà nước được thành lập để hoạt động vì mục đích không lợi nhuận hỗ trợ thực hiện các chính sách của nhà nước liên quan đến cung cấp dịch vụ viễn thông công ích. Căn cứ theo khoản 2 Điều 22 Văn bản hợp nhất 11/VBHN-VPQH 2018 Luật Viễn thông về các nguồn hình thành quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam thì các nguồn sau đây sẽ hỗ trợ hình thành quỹ dịch vụ viễn thông Công ích:
– Nguồn quỹ thành lập dịch vụ viễn thông công ích của Việt Nam được hình thành dựa trên sự đóng góp theo tỷ lệ doanh nghiệp dịch vụ viễn thông đối với các doanh nghiệp viễn thông;
– Nguồn này xuất phát từ quá trình viện trợ tài trợ đóng góp tự nguyện của tổ chức cá nhân trong nước cũng như tổ chức cá nhân ở nước ngoài;
– Liên quan đến các nguồn hợp pháp khác;
– Cũng theo quy định trong điều khoản này thì Thủ tướng chính phủ là cá nhân có thẩm quyền ra quyết định thành lập quỹ dịch vụ viễn thông công ích việt nam cũng như quy định về cơ chế đóng góp và sử dụng nguồn tài chính của quỹ trong suốt quá trình hoạt động;
– Để duy trì quá trình hoạt động của quỹ viễn thông công ích Việt Nam thì Bộ Tài chính kết hợp phối hợp cùng Bộ Thông tin và truyền thông sẽ ban hành các quy định liên quan đến hạch toán thu nộp các khoản đóng góp của quỹ dịch vụ viễn thông không ích Việt Nam; đồng thời cũng thành lập nên quy chế quản lý tài chính đi dịch vụ viễn thông Công nghệ Việt Nam.
Như vậy, quỹ dịch vụ viễn thông công ích không chỉ được tình hình hình thành bởi một nguồn mà được xây dựng dựa trên sự đóng góp theo tỷ lệ doanh thu dịch vụ viễn thông cùng một những khoản viện trợ tài trợ và các nguồn hợp pháp khác.
2. Mức phạt vi phạm quy định về dịch vụ viễn thông công ích:
Hiện nay, hành vi vi phạm quy định về dịch vụ viễn thông công ích được quy định cụ thể tại Điều 26 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 14/2022/NĐ-CP. Theo đó, hành vi vi phạm về quy định dịch vụ viễn thông công ích sẽ bị áp dụng tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng nếu nằm trong một trong các hành vi như sau:
– Thực hiện hành vi tuyên truyền, quảng cáo các thông tin, mà tạo sự hiểu lầm về dịch vụ viễn thông công ích được hỗ trợ bởi doanh nghiệp;
– Gửi thông báo giá cước trong khung giá cước dịch vụ viễn thông công ích đến Bộ Thông tin và truyền thông mà thời gian là dưới 3 ngày làm việc trước khi quyết định của doanh nghiệp viễn thông có hiệu lực;
– Theo quy định thì kế hoạch đóng góp tài chính năm, kế hoạch về quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam và Bộ Thông tin và truyền thông phải được gửi theo đúng thời hạn quy định tuy nhiên trên thực tế việc gửi kế hoạch đóng góp tài chính năm kế hoạch, với quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam và Bộ thông tin không được thực hiện theo đúng thời hạn quy định;
– Mức phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng có thể được áp dụng đối với hành vi vi phạm như:
+ Nếu thành viên cung cấp dịch vụ viễn thông công ích nhưng lại không thực hiện theo đúng danh mục dịch vụ viễn thông công ích được cho phép;
+ Thành lập hóa đơn trong đó có dịch vụ viễn thông công ích nhưng lại không có đầy đủ các nội dung theo đúng quy định;
+ Liên quan đến vấn đề giá cước trong khung giá cước dịch vụ viễn thông công ích của Bộ Thông tin và truyền thông thì không được ban hành một cách cụ thể đối với giá cước;
+ Trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin về giá cước trong khung giá cước dịch vụ viễn thông công ích đến Bộ Thông tin và truyền thông cũng có hành vi vi phạm đó là không tiến hành thông báo;
– Trong trường hợp thực hiện các hành vi quyết đoán số tiền phải đóng góp tài chính với quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam mà không thực hiện theo đúng thời hạn đã định thì mức phạt tiền sẽ được áp dụng vào từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng;
– Mức phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 140 triệu đồng sẽ được áp dụng đối với một trong các hành vi như:
+ Liên quan đến dự toán kinh phí hỗ trợ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích nhưng lại không tiến hành việc lập và báo cáo đến Bộ Thông tin và truyền thông về dự án này;
+ Hiện nay theo quy định việc đăng ký tham gia thực hiện các nhiệm vụ của chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích được thực hiện bởi doanh nghiệp viễn thông thống lĩnh thị trường doanh nghiệp viễn thông khi nắm giữ các phương tiện thiết yếu nhưng thực tế các doanh nghiệp viễn thông này lại không thực hiện việc này;
+ Trốn tránh và không thực hiện kế hoạch đóng góp tài chính năm kế kế hoạch về quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam và Bộ Thông tin và truyền thông;
+ Đồng thời cũng có hành vi không xác định số tiền phải nộp trong năm để gửi cho quỹ dịch vụ viễn thông không ích Việt Nam khi đã có quy định sẵn;
+ Đối với trường hợp các dịch vụ thuộc đối tượng đóng góp tài chính với quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam nhưng lại không tiến hành thực hiện thống kê theo dõi riêng doanh thu các loại dịch vụ này;
+ Việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích lại không đúng đối tượng thụ hưởng;
– Hành vi vi phạm dưới đây sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 140 triệu đồng đến 170 triệu đồng:
+ Trên thực tế có hành vi đóng góp tài chính và quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam nhưng lại thực hiện không đúng theo thời hạn đã định;
+ Nghĩa vụ quyết toán số tiền phải đóng góp tài chính với quỹ tiền của viễn thông công ích Việt Nam không được thực hiện;
+ Cũng có hành vi trong việc đóng góp tài chính không đầy đủ vào quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam;
– Mức phạt tiền từ 170 triệu đồng đến 200 triệu đồng sẽ được áp dụng trong các hành vi như:
+ Kinh phí trong chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020 hỗ trợ nhưng lại không được sử dụng đúng mục đích kinh phí ban đầu;
+ Không đóng góp tài chính vào quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.
– Đối với hành vi vi phạm quy định về dịch vụ viễn thông công ích có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tiến hành đình chỉ hoạt động phát triển thuê bao mới từ 3 tháng đến 6 tháng nếu có hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 điểm c khoản 4, điểm c Khoản 5 và điểm b khoản 6 của Điều 26 Nghị định này;
– Bên cạnh đó biện pháp khắc phục hậu quả cũng sẽ được áp dụng trong từng trường hợp cụ thể:
+ Buộc thu hồi kinh phí đã chi không đúng với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2, điểm e khoản 4 và điểm a khoản 6 Điều 26 Nghị định này;
+ Trong trường hợp có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và các điểm d Khoản 4, Khoản 5 và điểm b, Khoản 6 của Điều này thì bắt buộc sẽ phải nộp lại số tiền đóng góp nghĩa vụ tài chính chậm nộp vào trong quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam và phải tiến hành truy thu khoản tiền lãi của số tiền chậm đúng tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn được thực hiện theo ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra liên quan đến hành vi vi phạm quy định về dịch vụ viễn thông công ích:
Thanh tra viên và người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Thông tin và truyền thông là một trong các cá nhân được trao tặng quyền xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực dịch vụ viễn thông công ích, cụ thể:
+ Cá nhân đang giữ chức danh này có thể áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối với phát hiện hành vi vi phạm;
+ Mức phạt tiền tối đa là 1 triệu đồng khi Thanh tra phát hiện ra hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện hoặc các lĩnh vực về công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng; còn trong hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính giao dịch điện tử thì mức phạt tiền tối đa được áp dụng là 800.000đ;
+ Hình thức xử phạt bổ sung được sử dụng trong hành vi vi phạm này đó là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và phải đảm bảo rằng giá trị tang vật phương tiện vi phạm này sẽ không vượt quá hai lần mức tiền phạt đã định, đó là không quá 1 triệu đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin an toàn thông tin mạng và cũng không được vượt quá hai lần mức tiền phạt là 800.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính giao dịch điện tử;
– Đối với hành vi vi phạm thì áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được hướng dẫn theo Điểm a và Điểm d khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi năm 2020.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 11/VBHN-VPQH 2018 Luật Viễn thông;
– Nghị định số 14/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản.