Cây trồng muốn sinh trưởng một cách toàn diện thì cần phải chăm sóc và đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng. Vì vậy, quá trình buôn bán và kinh doanh phân bón cũng được nhà nước đặc biệt quan tâm. Hành vi vi phạm quy định về buôn bán phân bón hiện nay được ghi nhận như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức phạt vi phạm quy định về buôn bán phân bón mới nhất:
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 31/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trồng trọt, có quy định về mức xử phạt đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định về buôn bán phân bón. Cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện hành vi tẩy xóa hoặc có hành vi sửa chữa làm sai lệch nội dung trong giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện buôn bán phân bón được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với các chủ thể thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Buôn bán phân bón khi không có giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện buôn bán phân bón được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Buôn bán phân bón trong thời gian bị tước quyền sử dụng hoặc trong thời gian bị thu hồi giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện buôn bán phân bón;
+ Không duy trì đầy đủ các điều kiện trong quá trình buôn bán phân bón căn cứ theo quy định tại Điều 42 của Luật trồng trọt năm 2018 trong quá trình hoạt động và kinh doanh phân bón.
– Phạt tiền đối với hành vi buôn bán phân bón khi không có quyết định công nhận phân bón lưu hành trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc phân bón có quyết định công nhận phân bón được quyền lưu hành trên lãnh thổ của Việt Nam đã hết hiệu lực pháp lý hoặc phân bón đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền hủy bỏ quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam, cụ thể như sau:
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm trong trường hợp lô phân bón có giá trị dưới 50.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm trong trường hợp lô phân bón được xác định có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm trong trường hợp lô phân bón được xác định có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm trong trường hợp đô phân bón có giá trị từ 150.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi buôn bán phân bón khi không có quyết định công nhận phân bón lưu hành trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoặc phân bón có quyết định công nhận lưu hành phân bón trên lãnh thổ của nước Việt Nam tuy nhiên đã hết hiệu lực pháp lý, hoàng phân bón đã bị hủy quyết định công nhận lưu hành phân bón trên lãnh thổ của nước Việt Nam có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành tố tụng có một trong các quyết định không khởi tố vụ án hình sự, có quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự hoặc quyết định đình chỉ vụ án hình sự, quyết định đình chỉ vụ án đối với các đối tượng là bị can hoặc miễn trách nhiệm hình sự theo bản án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo đó thì có thể nói, mức xử phạt đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định về buôn bán phân bón cần phải tuân thủ đầy đủ theo mức xử phạt nêu trên.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả khi vi phạm quy định về buôn bán phân bón:
Ngoài mức phạt tiền theo như phân tích nêu trên, hành vi vi phạm quy định về buôn bán phân bón còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả căn cứ theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 của Điều 22 Nghị định số 31/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trồng trọt. Cụ thể như sau:
Hình thức xử phạt bổ sung có thể được áp dụng trong trường hợp các đối tượng có hành vi vi phạm quy định về buôn bán phân bón cụ thể như sau:
– Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền trong thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều 22 Nghị định số 31/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt;
– Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền trong thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều 22 Nghị định số 31/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt;
– Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền trong thời gian từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 3 Điều 22 Nghị định số 31/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt;
– Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền trong thời gian từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 3 Điều 22 Nghị định số 31/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt;
– Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền trong thời gian từ 12 tháng đến 15 tháng đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 22 Nghị định số 31/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt.
Bên cạnh đó, biện pháp khắc phục hậu quả có thể được áp dụng trong trường hợp này đó là: Bắt buộc phải tiêu hủy đối với phân bón khi không có quyết định công nhận lưu hành phân bón trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoặc phân bón đã có quyết định công nhận lưu hành phân bón trên lãnh thổ của Việt Nam tuy nhiên quyết định này đã hết hiệu lực pháp lý, hoặc phân bón đã bị hủy bỏ quyết định công nhận phân bón lưu hành trên lãnh thổ của Việt Nam bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền; bắt buộc phải nộp lại giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện buôn bán phân bón theo quy định của pháp luật cho cơ quan và người có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón khi thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm quy định về buôn bán phân bón:
Căn cứ theo quy định tại Điều 29 của Nghị định số 31/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt, có quy định cụ thể về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón của thanh tra chuyên ngành. Cụ thể như sau:
– Thanh tra viên, những đối tượng được xác định là người được giao nhiệm vụ và quyền hạn thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực trồng trọt đang trong quá trình thi hành công vụ có thẩm quyền xử phạt như sau: Và cảnh cáo, phạt tiền lên đến năm 100.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trồng trọt, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính có giá trị dưới 1.000.000 đồng;
– Chánh thanh tra của Sở nông nghiệp phát triển và nông thôn, chi cục trưởng của Chi cục bảo vệ thực vật, chi cục trưởng của Chi cục trồng trọt bảo vệ thực vật, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở nông nghiệp phát triển nông thôn, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Cục trồng trọt / Cục bảo vệ thực vật / Chi cục bảo vệ thực vật / Chi cục trồng trọt bảo vệ thực vật có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trồng trọt, phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính về phân bón, tước quyền sử dụng giấy phép hoặc tước chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật và tịch thu phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trồng trọt, tịch thu tang vật và tịch thu phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 100.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực phân bón, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn, chánh thanh tra Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn ra quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 35.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trồng trọt, phạt tiền đến 70.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón, tước quyền sử dụng giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật và tịch thu phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền nêu trên, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Chánh thanh tra Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn, cục trưởng Cục trồng trọt, cục trưởng Cục bảo vệ thực vật có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trồng trọt, phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón, tước quyền sử dụng giấy phép hoặc tước chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu phương tiện vi phạm hành chính hoặc thu tang vật vi phạm hành chính, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Thanh tra chuyên ngành đất đai, trưởng đoàn thanh tra Bộ tài nguyên và môi trường, chánh thanh tra Bộ tài nguyên và môi trường, chánh thanh tra Sở tài nguyên và môi trường có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt tiền lên đến 50.000.000 đồng, ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết.
Như vậy có thể nói, hành vi vi phạm quy định về buôn bán phân bón theo như phân tích nêu trên có thể bị phạt tiền với mức cao nhất là 60.000.000 đồng. Vì vậy, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định về buôn bán phân bón sẽ thuộc về trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Bộ trưởng bộ nông nghiệp phát triển nông thôn, chánh thanh tra Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn giao nhiệm vụ thanh tra.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Trồng trọt năm 2018;
– Nghị định số 31/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt.