Mức phạt tù đối với tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Yếu tố cấu thành Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Mỗi người khi làm một công việc nào đó đều phải có trách nhiệm đối với công việc của mình, đặc biệt là đối với những người được nhà nước và công dân tin tưởng trao trọng trách để bảo vệ an toàn của người dân, cũng như của đất nước. Gần đây dư luận đang xôn xao với không ít vụ việc mà người được giao chức vụ, quyền hạn thiếu trách nhiệm dẫn đến hậu quả nghiêm trọng xảy ra, yếu tố trách nhiệm có thể đặt ra với các chiến sĩ công an, bộ đội đang làm nhiệm vụ, với các y bác sĩ là công tác chăm sóc người bệnh, hay đối với rất nhiều những nghề nghiệp khác mà việc trách nhiệm, đạo đức được đặt lên hàng đầu, chỉ cần có chút sơ sẩy do thiếu trách nhiệm là cũng có thể gây ra thiệt hại lớn về tài sản, tính mạng, sức khỏe của người khác hoặc ảnh hưởng an ninh, trật tự của đất nước. Vậy thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là như nào, mức phạt tù của tội này là ra sao? Luật Dương Gia xin gửi đến bạn bài viết Mức phạt tù đối với tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng như sau:
Mục lục bài viết
1. Cấu thành tôi phạm của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng được quy định tại Điều 360 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự năm 2017, theo đó các yếu tố cấu thành tội phạm của tội này được hiểu như sau:
– Về chủ thể của tội phạm:
Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là một trong những tội phạm về chức vụ cho nên chủ thể của tội này cũng là chủ thể đặc biệt, tức là chỉ những người có quyền hạn, chức vụ trong các cơ quan tổ chức mới có thể là chủ thể của tội phạm.
Luật sư
Về độ tuổi, người này phải đạt từ đủ 16 tuổi trở lên, không bị mất khả năng nhận thức, không bị mất năng lực điều khiển hành vi.
Trong trước hợp vụ án có đồng phạm thì chỉ yêu cầu người thực hiện phải có nhiệm vụ quyền hạn, chức vụ, còn những đồng phạm khác không bắt buộc phải là người có chức vụ, quyền hạn.
– Về khách thể của tội phạm
Khách thể của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là các hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức:
+ Cơ quan, tổ chức có thể bị ảnh hưởng về uy tín, gây lãng phí, thất thoát về tài sản.
+ Đối với nhân dân có thể mất niềm tin vào các làm việc của các cơ quan, tổ chức nhà nước.
– Về mặt khách quan của tội phạm
+ Về hành vi khách quan:
Hành vi khách quan của người phạm tội là hành vi: không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao. Hành vi này có thể được biểu hiện khác nhau tùy theo hoàn cảnh cụ thể và nhiệm vụ được giao dẫn đến xảy ra hậu quả. Nếu người có chức vụ, quyền hạn đã làm hết trách nhiệm mà hậu quả vẫn xảy ra thì không thể coi là thiếu trách nhiệm và phạm tội được.
Ví dụ như với nghề y, bác sĩ, nếu bác sĩ vì chủ quan mà chẩn đoán sai bệnh cho người bệnh, chẳng hạn như chỉ là đau ruột thừa, và cần phải mổ ngay nhưng do bác sĩ chủ quan, chẩn đoán sai kéo dài thời gian khiến người bệnh bị vỡ ruột thừa dẫn đến nguy hiểm tính mạng và suy giảm sức khỏe, đây là thiếu trách nhiệm gây hậu quả. Còn nếu trường hợp bệnh nhân bị bệnh, các y bác sĩ đã tiến hành cứu chữa hết sức, làm hết trách nhiệm nhưng bệnh nhân không qua khỏi thì đây không thể cấu thành tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng được.
Ngoài ra, hành vi thiếu trách nhiệm của người có chức vụ, quyền hạn được biểu hiện là vi phạm các nguyên tắc, chính sách, chế độ liên quan đến việc quản lý tài sản, quản lý trật tự trị an, quản lý con người, quản lý Nhà nước..
+ Về hậu quả:
Hậu quả là yếu tố bắt buộc của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, tức là phải có hậu quả nghiêm trọng xảy ra thì mới có thể bị truy cứu về tội này được.
Hậu quả trực tiếp có thể là về tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác. Hậu quả gián tiếp là về tài sản, uy tín của cơ quan, tổ chức trước người dân.
– Về mặt chủ quan của tội phạm:
Yếu tố lỗi của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng được xác định là lỗi vô ý. Người phạm tội không mong muốn có hậu quả xảy ra, và tin rằng hành vi của mình sẽ không dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Động cơ để thực hiện việc phạm tội không phải là yếu tố bắt buộc phải xem xét để cấu thành tội phạm, nếu trường hợp người phạm tội có động cơ thì đây sẽ là một trong những yếu tố để quyết định khung hình phạt.
2. Mức phạt đối với tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
Mức phạt của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng được quy định tại Điều 360 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự năm 2017 như sau:
– Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, hoặc phạt 06 tháng đến 05 năm tù giam đối với trường hợp:
Người có chức vụ quyền hạn mà thực hiện không đúng, hoặc không thực hiện nhiệm vụ được giao mà dẫn đến một trong các hậu quả sau:
+ Có người thiệt mạng.
+ Hành vi của người phạm tội dẫn đến hậu quả là có người bị tổn hại sức khỏe hoặc có thương tích, tỷ lệ tổn thương cơ thể là từ 61% trở lên.
+ Gây tổn hại sức khỏe hoặc thương tích cho từ 02 người trở lên, mức độ tổn thương cơ thể của những người này tổng cộng lên tới 61% đến 121%.
+ Giá trị tài sản thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra là từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng.
– Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm đối với trường hợp:
+ Có 02 người bị thiệt mạng.
+ Gây tổn hại sức khỏe hoặc thương tích cho nhiều hơn 02 người, mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này tổng cộng là từ 122% đến 200%.
+ Giá trị tài sản thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra là từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ 500 triệu đồng.
– Phạt tù từ 07 năm đến 12 năm đối với trường hợp:
+ Có 03 người thiệt mạng trở lên.
+ Gây tổn hại sức khỏe hoặc thương tích cho từ 03 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này cộng lại lên đến từ 201% trở lên.
+ Phần thiệt hại về tài sản do hành vi phạm tội gây ra có giá trị lên đến hơn 1 tỷ 500 triệu đồng.
Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề, cấm đảm chức vụ hoặc cấm làm một công việc nhất định trong khoảng thời gian tối thiểu là 01 năm đến 05 năm.
Lưu ý: hành vi phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng cầu phân biệt với các tội phạm khác cũng cùng chủ thể là người có chức vụ quyền hạn và cùng liên quan đến thiếu trách nhiệm như là: Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (Điều 179), Tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 308) và Tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn (Điều 376), đây là những Điều quy định về hành vi thiếu trách nhiệm trong lĩnh vực cụ thể, nếu không thuộc những trường hợp này thì có thể quy về Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiệm trọng theo quy định của Bộ luật hình sự.
3. Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước
Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đễn tài sản của Nhà nước thuộc một trong những tội xâm phạm sở hữu, được quy định tại Điều 144, Chương XIV của “Bộ luật hình sự năm 2015”, sửa đổi, bổ sung năm 2009.
I. Các dấu hiệu cấu thành tội phạm.
1) Tài sản: Tài sản quy định trong tội này phải là tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước. Nếu tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức khác thì người thực hiện sẽ không truy cứu trách nhiệm tại về tội này mà có thể bị truy cứu về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 285).
2) Người thực hiện hành vi:
Người thực hiện hành vi phạm tội phải đảm bảo các điều kiện chung: có năng lực trách nhiệm hình sự; đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (Điều 12).
Đặc biệt, riêng đối với tội phạm này, người thực hiện hành vi phạm tội phải là người có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước. Đó có thể là người được giao quyền trong việc chiếm hữu, sử dụng hoặc quản lý tài sản nhất định bằng các hình thức như trông giữ, vận chuyển, khai thác lợi ích, giá trị sử dụng của tài sản, …
3) Hành vi phạm tội: Đó là hành vi thiếu trách nhiệm của người có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước.
Thiếu trách nhiệm có thể hiểu là không làm hoặc không làm hết trách nhiệm được giao nên mới gây thiệt hại về tài sản. Trường hợp người thực hiện đã làm hết trách nhiệm mà hậu quả vẫn xảy ra thì không được coi là hành vi phạm tội.
4) Hậu quả: Tài sản của Nhà nước thiệt hại nghiêm trọng: bị mất mát, hư hỏng, lãng phí. Sự thiệt hại về tài sản này phải do chính hành vi thiếu trách nhiệm của người có nhiệm vụ trực tiếp quản lý gây ra. Nếu thiệt hại đó không phải do chính hành vi thiếu trách nhiệm gây ra thì không được tính để xác định hậu quả của tội này.
Sự thiệt hại nghiêm trọng tài sản của Nhà nước được xác định có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên. Tùy từng mức độ thiệt hại mà người thực hiện sẽ chịu những mức hình phạt trong các khung hình phạt khác nhau quy định tại Điều 144.
5) Lỗi của người thực hiện.
Người thực hiện hành vi phạm tội phải do vô ý (lỗi vô ý). Bộ luật Hình sự có quy định các trường hợp vô ý phạm tội tại Điều 10 như sau:
(1) Vô ý do quá tự tin: Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xẩy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;
(2) Vô ý do cẩu thả: Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.”
II. Căn cứ pháp lý
Điều 144. Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước
“1. Người nào có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước, vì thiếu trách nhiệm mà để mất mát, hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý tài sản của Nhà nước từ một năm đến năm năm.”
4. Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là chủ tài khoản của một cơ quan nhà nước. Trong 3 năm qua tôi đã bị kế toán giả mạo chữ ký, chụp dấu cơ quan để rút một số tiền của nhà nước. Tôi xin hỏi trong trường hợp này tôi phải chịu trách nhiệm ở mức độ nào. Tôi xin chân thành cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Bạn là chủ tài khoản của một cơ quan nhà nước. Nhưng bạn lại bị kế toán giả mạo chữ ký, chụp dấu cơ quan để rút một số tiền của Nhà nước. Như vậy, bạn đã có sự thiếu trách nhiệm trong việc quản lý tài sản. Hành vi này có thể cấu thành tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước được quy định tại Điều 144 “
Các dấu hiệu của tội phạm:
Tài sản: tài sản thuộc đối tượng của tội phạm này phải là tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước. Đấy là dấu hiệu quan trọng để phân biệt tội phạm này với tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng được quy định tại Điều 285 Bộ luật hình sự.
Chủ thể: chủ thể của tội phạm này phải là người có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước. Bạn là chủ tài khoản nên bạn là người trực tiếp quản lý tài khoản.
Hành vi phạm tội: Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi thiếu trách nhiệm của người có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước. Bạn là người trực tiếp quản lý tài sản của Nhà nước nhưng lại kông làm hoặc làm không hết trách nhệm được giao nên đã bị kế toàn giả mạo chữ ký, chụp con dấu để rút một số tiền của Nhà nước mà không phát hiện ra. Nhưng nếu bạn chứng minh được bạn đã làm hết trách nhiệm mà hậu quả vẫn xảy ra thì không được coi là hành vi phạm tội.
Hậu quả:gây thiệt hại nhiêm trọng đến tài sản của Nhà nước. Vì bạn thiếu trách nhiệm trong việc quản lý tài sản dẫn đến tài sản của Nhà nước bị thiệt hại nghiêm trọng. Ở đây có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của bạn và hậu quả xảy ra.
Lỗi: Lỗi ở tội phạm này là lỗi vô ý
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến về trách nhiệm hình sự:1900.6568
Để xác định bạn phải chịu trách nhiệm ở mức độ nào thì phải căn cứ vào hậu quả mà hành vi của bạn gây ra:
– Nếu người kế toán đó rút số tiền từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng thì bạn có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
– Nếu người kế toán rút số tiền từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng thì bạn có thể bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
– Nếu kế toán rút số tiền từ năm trăm triệu đồng trở lên thì bạn có thể bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
Ngoài ra bạn còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý tài sản của Nhà nước từ một năm đến năm năm.
Vì vậy, để xem xét trường hợp của bạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không còn phụ thuộc vào quá trình điều tra từ cơ quan điều tra xác minh theo các căn cứ như đã phân tích ở trên.