Nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh phải xin cấp giấy phép nhập khẩu trừ một số trường hợp không bắt buộc phải thực hiện thủ tục này. Vậy, Mức phạt trong nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh được quy định thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh có bắt buộc phải xin cấp giấy phép nhập khẩu không?
- 2 2. Mức phạt trong nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh:
- 3 3. Thẩm quyền của Chánh Thanh tra Sở của Cục xuất bản trong việc xử phạt tổ chức nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh nhưng không có giấy phép:
1. Nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh có bắt buộc phải xin cấp giấy phép nhập khẩu không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Văn bản hợp nhất 28VBHN-VPQH 2018 Luật Xuất bản thì việc cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức nước ngoài đang hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam đồng thời việc nhập khẩu xuất bản phẩm đối với cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải được cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản cấp giấy phép nhập khẩu, trừ một số trường hợp được quy định tại Điều 42 của Luật này và phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 42 của Văn bản hợp nhất 28VBHN-VPQH 2018 Luật Xuất bản thì các trường hợp nhập khẩu xuất bản phẩm kinh doanh không bắt buộc phải đề nghị cấp giấy phép bao gồm:
– Đối với trường hợp tài liệu phục vụ hội thảo hội nghị quốc tế tại Việt Nam được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép tổ chức thì sẽ không bắt buộc phải đề nghị cấp giấy phép;
– Xuất bản phẩm được xác định là tài sản của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân được sử dụng vào mục đích riêng;
– Đối với xuất bản phẩm nằm trong tiêu chuẩn hành lý mang theo của người nhập cảnh để sử dụng cho nhu cầu cá nhân thì cũng không bắt buộc phải thực hiện việc đề nghị cấp phép này;
– Xuất bản phẩm được sử dụng để tặng cho cơ quan, tổ chức cá nhân mà việc tặng cho được gửi qua bưu điện dịch vụ chuyển phát được xác định có giá trị không lớn hơn tiêu chuẩn miễn thuế theo quy định của pháp luật Những trường hợp nêu trên thì cơ quan tổ chức cá nhân không bắt buộc phải đề nghị các giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh mà chỉ cần làm thủ tục theo quy định của pháp luật về hải quan.
– Việc nhập khẩu xuất bản phẩm của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi được hưởng quyền ưu đãi quyền miễn trừ ngoại giao đang thực hiện theo quy định của pháp luật hải quan, pháp luật về ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài hoặc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia và trở thành thành viên;
– Đối với trường hợp xuất bản phẩm được coi là tài sản của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân để sử dụng riêng hoặc tài liệu phục vụ hội nghị quốc tế tại Việt Nam đã được cấp phép thì sau khi sử dụng phải tái xuất; đối với trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam nhận chuyển giao xuất bản phẩm này thì tổ chức, cá nhân phải làm thủ tục nhập khẩu theo quy định tại Điều 41 của Luật này;
– Xuất bản phẩm nằm trong quy định tại điểm c và điểm d Khoản 1 của Điều này nếu được xác định giá trị vượt quá tiêu chuẩn miễn thuế thì phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu theo đúng quy định.
Lưu ý: Trong quy định của pháp luật cũng ghi nhận nội dung cơ quan tổ chức cá nhân phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật Về xuất bản phẩm do mình nhập khẩu; Người xuất sản phẩm có chứa các nội dung vi phạm khoản 1 điều 10 của luật này thì không được phép đưa vào Việt Nam dưới mọi hình thức.
Với quy định nêu trên xuất bản phẩm không kinh doanh của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam hoặc cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải xin cấp giấy phép nhập khẩu và được cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động này cấp phép một cách hợp pháp, trường hợp được quy định là không bắt buộc phải thực hiện việc đề nghị cấp giấy phép này đã được phân tích ở trên.
2. Mức phạt trong nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh:
Hành vi vi phạm nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh nhưng không có giấy phép nhập khẩu trong trường hợp bắt buộc phải có thì tổ chức sẽ bị xử phạt theo đúng quy định của pháp luật. Hiện nay, mức phạt đã được ghi nhận tại Điểm a, b khoản 2 Điều 30 Nghị định 119/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 14/2022/NĐ-CP về vi phạm quy định về xuất khẩu nhập khẩu xuất bản phẩm. Mức phạt tiền đối với tổ chức khi có hành vi vi phạm là từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng nếu có hành vi như:
– Tổ chức thực hiện nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh nhưng không có giấy phép nhập khẩu, trừ trường hợp không phải cấp giấy phép;
– Không tuân thủ quy định về việc tái xuất sau khi sử dụng đối với xuất bản phẩm nhập khẩu là tài liệu phục vụ hội thảo hội nghị quốc tế tại Việt Nam và những tài liệu này đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép tổ chức hoặc là tài sản của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân để sử dụng riêng;
– Theo quy định thì thẩm định nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu để kinh doanh phải được diễn ra trước khi phát hành đối với từng xuất bản phẩm nhưng lại không tuân thủ việc thẩm định nội dung;
– Đối với trường hợp nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh nhưng lại không được cơ quan có thẩm quyền xác nhận đã đăng ký nhập khẩu đối với từng xuất bản phẩm;
Với hành vi vi phạm quy định về xuất khẩu nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh nhưng không có giấy phép nhập khẩu thì mức xử phạt vi phạm hành chính tối đa là 20 triệu đồng; Cá nhân nếu nếu có hành vi vi phạm trên còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả tạm thời đó là buộc tái xuất xuất bản phẩm đối với hành vi vi phạm này. Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 119/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 14/2022/NĐ-CPđã quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt theo đó đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này sẽ được áp dụng đối với tổ chức, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điều 6 Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, tổ chức nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh nhưng không có giấy phép nhập khẩu mà nằm trong trường hợp bắt buộc phải có thì có thể bị xử phạt hành chính với mức tiền là từ 10 triệu đến 20 triệu đồng còn đối với trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm thì mức tiền sẽ giảm đi một nửa là từ 5 đến 10 triệu đồng . Đồng thời, tổ chức cá nhân vi phạm của bị buộc tái xuất xuất bản phẩm đối với hành vi vi phạm.
3. Thẩm quyền của Chánh Thanh tra Sở của Cục xuất bản trong việc xử phạt tổ chức nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh nhưng không có giấy phép:
Thẩm quyền xử phạt của Chánh Thanh tra Sở được quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 119/2020/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 14/2022/NĐ-CP, theo đó thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chánh Thanh tra Sở, Trưởng đoàn thanh tra cấp Sở, Trưởng đoàn thanh tra của Cục Báo chí,Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Cục Xuất bản, In và Phát hành đó là:
Áp dụng hình thức phạt cảnh cáo; Trong một số trường hợp sẽ có thẩm quyền xử phạt tiền với mức phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
Ngoài ra, biện pháp khắc phục hậu quả cũng được trao cho các cá nhân đang giữ vị trí này như Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này; Và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Như vậy, tổ chức nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh nhưng không có giấy phép nhập khẩu trong trường hợp buộc phải có thì có thể bị Chánh Thanh tra Sở của Cục Báo chí,Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Cục Xuất bản, In và Phát hành xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 20.000.000 đồng.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất 28VBHN-VPQH 2018 Luật Xuất bản;
– Nghị định số 14/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản.