Trong lễ quốc tang, mọi hoạt động vui chơi giải trí công cộng đều bị tạm dừng. Vậy mức phạt đối với hành vi tổ chức hoạt động vui chơi vào ngày quốc tang được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức phạt tổ chức hoạt động vui chơi vào ngày Quốc tang:
Quốc tang được xem là một dịp vô cùng trang trọng và đặc biệt, nó chỉ xảy ra khoảng một vài ngày, hoặc cũng có thể là một tuần tang lễ được cơ quan nhà nước của một quốc gia chỉ định tổ chức với những hoạt động tưởng nhớ đến cá nhân hoặc tưởng nhớ đến tập thể của những người đã mất có công lao to lớn đối với dân tộc và với tổ quốc. Quốc tang tại nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xem là nghi thức tang lễ cao nhất, và được hiểu là cả nước để tang vào ngày hôm đó. Vì vậy lễ quốc tang được mọi người tôn thờ. Mọi hoạt động vui chơi giải trí trong ngày Quốc tang đều không được tổ chức vì đây được xem là một ngày thể hiện sự mất mát và đau buồn của toàn thể dân tộc và toàn thể đất nước. Hành vi vui chơi giải trí trong ngày Quốc tang được coi là một trong những hành vi đi ngược với thuần phong mỹ tục và đi ngược với đạo lý của dân tộc Việt Nam.
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Nghị định số 105/2012/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức, có quy định về thời gian và nghi thức để tan trong ngày Quốc tang. Theo đó thì có thể nói, thời gian tổ chức lễ Quốc tang thông thường sẽ diễn ra trong khoảng thời gian 02 ngày. trong thời gian này thì các cơ quan trong phạm vi cả nước và các cơ quan đại diện Việt Nam trên lãnh thổ của nước ngoài sẽ treo cờ, có dải băng tang với kích thước bằng 1/10 chiều rộng của lá cờ tổ quốc Việt Nam, chiều dài sẽ phụ thuộc vào chiều dài của lá cờ, và chỉ treo cờ đến 2/3 (hai phần ba) chiều cao của cột cờ, và đặc biệt là sẽ không được phép tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí công cộng.
Dưới góc độ đạo đức thì có thể nói, việc dừng mọi hoạt động vui chơi giải trí trong ngày Quốc tang sẽ thể hiện tính tôn nghiêm, thể hiện lòng tôn kính và sự đau buồn hòa chung với sự mất mát của toàn thể dân tộc Việt Nam trước sự ra đi của những người có công lao to lớn đóng góp cho vận mệnh phát triển của dân tộc khi họ đã từ trần. Hay nói cách khác, trong ngày Quốc tang thì việc tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí công cộng sẽ bị coi là một trong những hành vi bị nghiêm cấm. Trên thực tế thì có thể nói, hoạt động vui chơi giải trí công cộng được hiểu là các sự kiện lễ hội và các trò chơi có quy mô lớn được nhiều người tham gia và mang tính chất phổ biến trong cộng đồng.
Nhiều người cũng đặt ra câu hỏi về mức xử phạt đối với hành vi tổ chức hoạt động vui chơi trong ngày lễ Quốc tang. Tuy nhiên mặc dù pháp luật quy định nghiêm cấm đối với hoạt động vui chơi giải trí là vậy, Nghị định số 105/2012/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức có quy định các tổ chức hoặc cá nhân vi phạm quy định về lễ Quốc tang sẽ bị phê bình hoặc có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính tùy thuộc vào mức độ vi phạm khác nhau (Điều 58 của Nghị định số 105/2012/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức). Thế nhưng, cũng chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về hình thức xử phạt đối với từng hành vi cụ thể, trong đó có hành vi tổ chức hoạt động vui chơi vào ngày Quốc tang.
2. Việc thông báo về lễ Quốc tang được quy định như thế nào?
Pháp luật hiện nay có quy định cụ thể về việc thông báo đối với lễ Quốc tang. Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định số 105/2012/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức, có quy định về vấn đề thông báo lễ Quốc tang. Theo đó, các cơ quan sau đây sẽ cùng đứng ra thông báo về việc tổ chức lễ Quốc tang, cụ thể như sau:
– Ban chấp hành trung ương đảng Cộng sản Việt Nam;
– Quốc Hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Chủ tịch nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam.
Bên cạnh đó thì có thể nói, sau khi các cơ quan có thẩm quyền trên đây tiến hành hoạt động thông báo về lễ Quốc tang, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ chính trị gia thành lập ban lễ tang nhà nước và ban tổ chức lễ tang căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Nghị định số 105/2012/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức, cụ thể như sau:
– Bộ chính trị sẽ ra quyết định thành lập ban lễ tang nhà nước bao gồm tối đa 30 thành viên đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ chính trị, ban chấp hành trung ương, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng với các đoàn thể trung ương và các cơ quan nơi người từ trần đã hoặc đang công tác trước đó trong thời gian mà họ còn sống, các chủ thể được xác định là đại diện của lãnh đạo các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương tại quê hương nơi người từ trần sinh ra và lớn lên theo quy định của pháp luật;
– Ban lễ tang nhà nước theo quy định của pháp luật hiện nay sẽ phải có trách nhiệm, và nghĩa vụ trong quá trình chỉ đạo việc tổ chức hoạt động lễ Quốc tang theo quy định của pháp luật;
Trưởng ban lễ tang nhà nước theo quy định của pháp luật hiện nay sẽ phải được xác định là Tổng bí thư ban chấp hành trung ương đảng Cộng sản Việt Nam và chủ tịch nước của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Bộ chính trị sẽ có thẩm quyền ra quyết định thành lập ban tổ chức lễ tang bao gồm tối đa 20 thành viên đại diện cho các bộ ban ngành ở cấp trung ương hoặc địa phương nơi quê hương hoặc nơi sinh ra của người từ trần. Ban tổ chức lễ tang sẽ phải có trách nhiệm và nhiệm vụ trong quá trình giúp đỡ cho bạn lễ tân nhà nước trong vấn đề điều hành và tổ chức hoạt động của lễ Quốc tang, trưởng ban tổ chức lễ tang hiện nay sẽ được xác định là một phó thủ tướng chính phủ.
Bên cạnh đó, sau khi thành lập ban lễ tang nhà nước và ban tổ chức lễ tang, thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải phối hợp với nhau để soạn thảo thông cáo về lễ Quốc tang, soạn thảo danh sách ban lễ tang nhà nước và ban tổ chức lễ tang, soạn thảo tiểu sử của người từ trần theo quy định của pháp luật. Sau đó sẽ tiến hành hoạt động đăng tải trên các phương tiện thông tin truyền thông về lễ Quốc tang căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Nghị định số 105/2012/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức.
Như vậy, việc thông báo về lễ Quốc tang được quy định theo quy trình nêu trên.
3. Các chức danh nào được tổ chức lễ Quốc tang?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định số 105/2012/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức, có quy định về các chức danh được tổ chức lễ Quốc tang. Theo đó thì các cán bộ giữ chức hoặc thôi chức một trong những chức vụ sau đây khi họ từ trần sẽ được tổ chức lễ Quốc tang, cụ thể như sau:
– Tổng bí thư ban chấp hành trung ương đảng Cộng sản Việt Nam;
– Chủ tịch nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Thủ tướng chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Chủ tịch Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ chính trị sẽ có thẩm quyền ra quyết định về việc tổ chức lễ Quốc tang đối với các cán bộ cấp cao khác khi nhận thấy các đối tượng này có quá trình đóng góp và công lao vô cùng to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của đảng, có công lao to lớn đối với nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhân dân Việt Nam, có uy tín lớn trong phạm vi trong nước và quốc tế.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 105/2012/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức.
THAM KHẢO THÊM: