Hiện nay có không ít các chủ thể vì nhiều lý do khác nhau mà thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội, trong đó có hành vi sửa chữa và làm sai lệch hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội. Vậy mức phạt đối với hành vi này được quy định ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mức phạt sửa chữa, làm sai hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội:
1.1. Khi nào bị xem là hành vi sửa chữa, làm sai hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội:
Hiện nay có thể thấy, xảy ra rất nhiều trường hợp hồ sơ bảo hiểm xã hội bị sửa chữa và làm sai kéo theo những hệ quả không đáng có. Vậy trước tiên chúng ta cần phải hiểu: như thế nào bị xem là hành vi sửa chữa và làm sai hồ sơ bảo hiểm xã hội? Pháp luật cũng không có quy định cụ thể về các hành vi sửa chữa và làm sai hồ sơ bảo hiểm. Tuy nhiên có thể nhìn nhận rằng, sửa chữa là hành vi sửa lại và làm sai lệch nội dung của hồ sơ bảo hiểm xã hội, làm sai lệch các giấy tờ và tài liệu trong quá trình hưởng bảo hiểm xã hội, thậm chí là có thể sử dụng những giấy tờ đó để thực hiện các hành vi trái pháp luật.
Hành vi sửa chữa và làm sai lệch hồ sơ bảo hiểm xã hội có thể được thực hiện bởi các cơ quan tổ chức hoặc các chủ thể là cá nhân. Sau khi đã sửa chữa và làm sai lệch hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội thì các chủ thể này có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, trong đó có mục đích trục lợi và thực hiện các hành vi trái pháp luật. Đây được xem là hành vi vi phạm quy định của pháp luật vì thế sẽ phải chịu trách nhiệm tùy theo mức độ và vi phạm cũng như hậu quả gây ra trên thực tế, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự nếu như đủ yếu tố cấu thành tội phạm và xâm phạm đến khách thể mà luật hình sự bảo vệ.
Hành vi sửa chữa và làm sai lệch các thông tin trên hồ sơ bảo hiểm xã hội có thể được thực hiện bởi nhiều thủ đoạn khác nhau, ví dụ như tẩy xóa, viết thêm hoặc bằng những thủ đoạn công nghệ khác như dùng hóa chất để tiến hành tẩy xóa hoặc viết lại, in lại khác với nội dung ban đầu.
1.2. Mức phạt đối với hành vi sửa chữa, làm sai hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội:
Căn cứ theo Điều 40 của Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, thì mức phạt đối với hành vi sửa chữa, làm sai hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội được ghi nhận cụ thể như sau:
Thứ nhất, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với những chủ thể là người lao động thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Tiến hành kê khai không đúng sự thật hoặc tiến hành các hành vi sửa chữa và làm sai lệch hồ sơ, cũng như tẩy xóa, chỉnh sửa thông tin không đúng sự thật những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội cũng như các loại bảo hiểm khác, bao gồm cả bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính;
– Thực hiện hành vi không thông báo hoặc thông báo không trung thực đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định của pháp luật khi người lao động có việc làm trong thời hạn theo quy định là 15 ngày, được tính kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;
– Các chủ thể là người vào trợ cấp thất nghiệp cũng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính nếu không thông báo theo đúng quy định của pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc các đối tượng sau đây: các chủ thể là người lao động đã có việc làm, người lao động phải tiến hành nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật hoặc nghĩa vụ công an, các chủ thể là người lao động được hưởng lương hưu hàng tháng hoặc các chủ thể này đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.
Thứ hai, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với những chủ thể là người sử dụng lao động khi có hành vi trái quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm xã hội, đó là có những hành vi làm giả hoặc làm sai lệch nội dung trong hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội hoặc bảo hiểm thất nghiệp của người lao động để nhằm mục đích tư lợi cá nhân đối với chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp, tuy nhiên hành vi này lại chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mỗi hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp bị làm giả hoặc làm sai lệch nội dung, tuy nhiên mức tối đa xử phạt đối với người sử dụng lao động sẽ là không quá 75.000.000 đồng.
Thứ ba, ngoài bị xử phạt hành chính theo các quy định nêu trên thì đối với những chủ thể tiến hành hành vi sửa chữa hoặc làm sai hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả. Đó là một phải nộp lại cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó chính là cơ quan bảo hiểm xã hội số tiền bảo hiểm xã hội do hành vi vi phạm pháp luật mà có.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các mức phạt quy định nêu trên là được áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt đối với hành vi sửa chữa và làm sai lệch hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội đối với cá nhân thấp hơn đối với tổ chức. Mức phạt đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Cụ thể là đối với người sử dụng lao động khi có hành vi sửa chữa và làm sai lệch hồ sơ bảo hiểm xã hội nhằm mục đích trục lợi thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 10 đến 20.000.000 đồng đối với mở hồ sơ nhưng không quá bảy mươi lăm 75 triệu đồng (áp dụng đối với cá nhân) và từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mỗi hồ sơ nhưng không quá 150 triệu đồng (áp dụng đối với chủ thể là tổ chức).
2. Hành vi sửa chữa, làm sai hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Nếu như hành vi sửa chữa và làm sai lệch hồ sơ để hưởng bảo hiểm xã hội có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm và xâm phạm đến khách thể mà luật hình sự bảo vệ, hành vi này gây ra những hậu quả nghiêm trọng thì vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 214 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi và bổ sung năm 2017): Tội gian lận bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp. Có thể thấy thì tội phạm này đã xâm phạm đến sự quản lý của nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp, từ đó xâm phạm đến chế độ ăn sinh xã hội cũng như lợi ích của người lao động và của nhân dân, ngoài ra còn gián tiếp tác động đến sự ổn định và an toàn của chính sách phúc lợi cũng như nền kinh tế xã hội của đất nước. Đối tượng tác động của loại tội phạm này chính là các tài liệu và thông tin có trong hồ sơ yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội. Và khách thể ở đây có thể bị xâm hại để nhầm mục đích chiếm đoạt số tiền chi trả của cơ quan bảo hiểm xã hội. Nhìn chung thì loại tội này được thực hiện thông qua các dạng hành vi cơ bản sau:
– Lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch các nội dung thông tin trong hồ sơ để hưởng bảo hiểm xã hội;
_ Dùng hồ sơ giả hoặc những hồ sơ đã bị sai lệch thông tin đó nhằm mục đích lừa dối các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và với mục đích chiếm đoạt khoản tiền từ việc hưởng bảo hiểm xã hội đó. Hành vi làm sai lệch nội dung có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua việc sử dụng và thuê người khác làm hộ.
Mục đích của loại tội phạm này chính là để thu lợi bất chính. Người phạm tội có thể tìm mọi cách để chiếm đoạt khoản tiền bảo hiểm xã hội của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì thế suy cho cùng thì nếu cấu thành tội phạm, các chủ thể thực hiện hành vi này vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với những khung hình phạt thích đáng.
3. Thời hiệu xử lý hành vi sửa chữa, làm sai hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội:
Căn cứ theo Điều 5 của Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sẽ được thực hiện và tuân thủ theo quy định tại Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Dẫn chiếu tới Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành thì có thể thấy: Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp đặc thù do pháp luật có quy định, như các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp …
Như vậy, thời hiệu xử phạt hành chính đối với hành vi làm giả và làm sai lệch nội dung hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội được ghi nhận là 01 năm, thời hạn này được đánh giá là phù hợp với mức độ vi phạm trong lĩnh vực hành chính nói chung và lĩnh vực bảo hiểm xã hội nói riêng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2022;
– Luật Bảo hiểm xã hội năm 2019;
– Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.