Thời gian gần đây Luật Dương Gia nhận về nhiều câu hỏi liên quan đến động vật quý hiếm. Một trong những câu hỏi điển hình là mức phạt phá hoại nguồn gen vật nuôi quý hiếm mới nhất.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mức phạt phá hoại nguồn gen vật nuôi quý hiếm mới nhất:
- 2 2. Mức phạt về giống vật nuôi cấm xuất khẩu trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm như sau:
- 3 3. Mức phạt về nhập khẩu giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi:
- 4 4. Mức phạt về điều kiện sản xuất, mua bán con giống vật nuôi:
- 5 5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt người chiếm đoạt nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm không?
1. Mức phạt phá hoại nguồn gen vật nuôi quý hiếm mới nhất:
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 14/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 07/2022/NĐ-CP quy định về hành vi phạm quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen giống vật nuôi như sau:
– Đối với hành vi khai thác nguồn gen giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn không đúng với nội dung được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
– Đối với hành vi khai thác nguồn gen giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.
– Đối với hành vi giết thịt, mua bán, tiêu hủy, xuất khẩu, sử dụng nguồn gen giống vật nuôi mới phát hiện mà chưa có kết quả thẩm định, đánh giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì sẽ bị phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
– Đối với hành vi phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen giống vật nuôi thì sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
– Đối với hành vi phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm thì sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Ngòao những hình phạt tiền được nêu trên thì người nào có hành vi vi phạm sẽ còn áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm
2. Mức phạt về giống vật nuôi cấm xuất khẩu trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 14/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 07/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt vi phạm quy định về giống vật nuôi cấm xuất khẩu; trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm
– Đối với hành vi trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm không đúng với nội dung cho phép của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
– Đối với hành vi xuất khẩu, trao đổi quốc tế giống vật nuôi và sản phẩm giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo không đúng với nội dung cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
– Đối với một trong hành vi vi phạm sau đây thì sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng:
+ Người có hành vi trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm mà không được phép của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Người có hành vi xuất khẩu, trao đổi quốc tế giống vật nuôi và sản phẩm giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Ngoài hình phạt tiền thì người có hành vi vi phạm vòn phải áp dụng hình thức xử phạt bổ sung bị tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm;
3. Mức phạt về nhập khẩu giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi:
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 14/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 07/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về nhập khẩu giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi như sau
– Đối với hành vi nhập khẩu giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi không được cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu xác nhận về chất lượng giống, mục đích sử dụng để nhân giống, tạo giống thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
– Đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng:
+ Người có hành vi nhập khẩu tinh, phôi từ lần thứ hai của cùng cá thể giống mà không thông báo bằng văn bản cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước khi nhập khẩu;
+ Người có hành vi nhập khẩu đực giống từ lần thứ hai của cùng giống và cùng cơ sở sản xuất mà không thông báo bằng văn bản cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước khi nhập khẩu.
– Đối với hành vi nhập khẩu đực giống, tinh, phôi giống gia súc lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam mà không được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép thì sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Ngoài phạt tiền thì người có hành vi vi phạm sẽ còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
+ Buộc phải tái xuất giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;đối với trường hợp không thể tái xuất thì buộc chuyển đổi mục đích sử dụng;
+ Buộc phải tái xuất đực giống, tinh, phôi đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này; đối với trường hợp không thể tái xuất thì buộc chuyển đổi mục đích sử dụng đối với đực giống và buộc tiêu hủy đối với tinh, phôi.
4. Mức phạt về điều kiện sản xuất, mua bán con giống vật nuôi:
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 14/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 07/2022/NĐ-CP quy định về hành vi phạm quy định về điều kiện sản xuất, mua bán con giống vật nuôi như sau:
– Đối với hành vi mua bán con giống vật nuôi mà không lưu, cập nhật đầy đủ hồ sơ giống thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
– Đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng:
+ Người có hành vi sản xuất mỗi loại giống vật nuôi mà không có hồ sơ giống, không cập nhật đầy đủ hồ sơ giống; không lưu hoặc lưu không đầy đủ hồ sơ giống theo quy định;
+ Đối với cơ sở nuôi đàn giống cấp bố mẹ đối với lợn, gia cầm, đàn nhân giống, sản xuất con giống vật nuôi không có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học.
– Đối với hành vi cơ sở nuôi giữ giống gốc, cơ sở tạo dòng, giống vật nuôi không có nhân viên kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học thì bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
– Đối với hành vi sản xuất, mua bán dòng, giống vật nuôi mới mà chưa có kết quả khảo nghiệm hoặc kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp quốc gia đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Ngoài phạt tiền thì người có hành vi vi phạm còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc phải thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng dòng, giống vật nuôi đã bán ra thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt người chiếm đoạt nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 37 Nghị định 14/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm c khoản 6 Điều 4 Nghị định 07/2022/NĐ-CP quy định về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:
– Phạt tiền có giá trị đến 100.000.000 đồng;
– Đình chỉ đối với hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn Chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
– Tiến hành tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
– Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Như vậy, theo qiuy định nêu trên thì người chiếm đoạt nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 50.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt người này.
Trên đây là tư vấn của Luật sư Luật Dương Gia các nội dung mà liên quan đến xử phạt vi phạm quy định nộp, công khai báo cáo tài chính. Trường hợp quý bạn cần những hỗ trợ cụ thể hay những giải đáp hợp lý, cụ thể hơn thì quý bạn đọc có thể liên hệ qua số điện thoại hotline 1900.6568 thì sẽ được chúng tôi hỗ trợ tư vấn cho quý bạn đọc nhé.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi,