Hành vi vượt đèn đỏ là gì? Mức phạt khi ô tô, xe máy vượt đèn đỏ? Hệ lụy kéo theo khi các phương tiện cố tình vượt đèn đỏ?
Tần suất tham gia giao thông của các phương tiện ngày càng tăng cao, nhu cầu di chuyển bằng những phương tiện cá nhân cũng không ngừng gia tăng. Chính vì vậy, không khó để nhận thấy, khi quá nhiều phương tiện lưu thông trên đường, việc tuân thủ theo luật giao thông đường bộ là điều tiên quyết quyết định sự lưu thông ổn định của hệ thống giao thông đường bộ nói chung. Tuy nhiên, trên thực tế không ít các cá nhân bất chấp vi phạm luật giao thông đường bộ. Điển hình là hành vi vượt đèn đỏ, không tuân thủ đèn tín hiệu.
Căn cứ pháp lý:
– Luật giao thông đường bộ năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2018;
–
– Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT của Bộ giao thông vận tải ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ ngày 31/12/2019;
– Nghị định 23/2021/NĐ-CP của Chính phủ ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải, giao thông đường bộ, đường sắt, hàng không dân dụng;
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Hành vi vượt đèn đỏ là gì:
Trước khi đi sâu vào vấn đề chính, cần làm rõ thế nào là hành vi vượt đèn đỏ. Trong hệ thống giao thông ở Việt Nam, đèn tín hiệu chính trong việc điều khiển giao thông được áp dụng ba loại màu: Xanh, vàng và đỏ, chủ yếu có hình tròn, lắp đặt theo chiều thẳng đứng hoặc chiều ngang. Khi đèn tín hiệu chuyển màu xanh nghĩa là cho phép các phương tiện được đi, màu vàng báo hiệu sự thay đổi của tín hiệu từ đèn xanh sang đỏ, các phương tiện phải dừng lại trước vạch dừng xe. Và khi đèn tín hiệu chuyển màu đỏ, tất cả phương tiện đang lưu thông buộc phải dừng lại trước vạch dừng xe, khi không có vạch dừng xe thì phải đèn tín hiệu. Ngoài ra, bên cạnh đèn tín hiệu còn có một số đèn phụ để hỗ trợ cho việc lưu thông được dễ dàng hơn như đèn phụ hình mũi tên, đèn phụ hình mũi tên bật sáng, cho phép phương tiện lưu thông theo chiều hướng thể hiện. Điển hình hiện nay là hành vi vượt đèn đỏ là lỗi vi phạm do không tuân thủ lệnh dừng xe đúng quy định của tín hiệu đèn báo giao thông.
Với góc độ pháp luật được định nghĩa và quy định tại thông tư 41/2019/TT-BGTVT của bộ giao thông vận tải quy định về báo hiệu đường bộ thì khi đèn tín hiệu chuyển sang màu đỏ, người điều khiển phương tiện giao thông phải dừng lại trước vạch dừng, trong trường hợp không có vạch dừng thì phải dừng lại trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Chính vì thế, hành vi vượt đèn đỏ ở đây được hiểu là hành động có ý thức, điều khiển các phương tiện tiếp tục di chuyển, lưu thông trên đường khi đèn tín hiệu đã chuyển sang màu đỏ. Hành vi này được xác định là hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ và cá nhân hoặc tổ chức vi phạm sẽ phải tuân thủ theo các chế tài xử phạt đặc thù.
2. Mức phạt khi ô tô, xe máy vượt đèn đỏ:
Theo
2.1. Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng với mô tô, xe gắn máy:
Theo điểm e, khoản 4 và điểm b khoản 10 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm g khoản 34 điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP:
Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng (tăng so với trước đây là từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng). Ngoài ra, người điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Nếu trước đây mức phạt chỉ từ 600.000 đồng lên đến 1.000.000 đồng thì nay chế tài xử phạt đã được đề xuất và quyết định tăng lên mức 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Hiện nay tình trạng phổ biến ở các thành phố lớn, nhu cầu sử dụng phương tiện cá nhân ngày càng tăng trưởng, kéo theo đó là tình trạng ùn tắc, không ít bộ phận người muốn tiết kiệm thời gian mà vượt đèn tín hiệu, bất chấp hiểm nguy rình rập. Khi cảnh sát giao thông thâu tóm được những đối tượng này, áp dụng mức xử phạt cảnh cáo hoặc xử phạt hành chính như trên.
2.2. Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng với ô tô:
Theo điểm a Khoản 5, điểm b, c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì mức phạt được thể hiện:
Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Đồng thời, chế tài xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; và bị tước quyền sử dụng giấy phép lại lái xe từ 02 đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.
Có thể thấy, mức phạt lỗi vượt đèn đỏ của ô tô nếu không có có tình tiết thay đổi quyết định xử phạt nào thì ô tô sẽ phải nộp phạt 5.000.000 đồng với lỗi vượt đèn đỏ.
2.3. Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng với máy kéo, xe máy chuyên dùng:
Theo điểm đ Khoản 5, điểm a, b Khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm d Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP:
Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 đến 4 tháng nếu gây tai nạn.
Không ngoại lệ, mức phạt với hành vi vượt đèn đỏ đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dụng có hành vi vượt đèn đỏ cũng sẽ bị phạt trung bình khoảng 2.500.000 đồng với mỗi lần vi phạm.
3. Hệ lụy kéo theo khi các phương tiện cố tình vượt đèn đỏ:
Hệ thống đèn tín hiệu giao thông được xây dựng với mục đích điều tiết giao thông ở những nơi có mật độ tham gia giao thông lớn của các phương tiện giao thông. Đây là một thiết bị vô cùng quan trọng khi vừa giảm thiểu đáng kể sự ùn tắc giờ cao điểm mà hơn hết còn đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Tuân thủ hiệu lệnh đèn báo hiệu giao thông là trách nhiệm của công dân đối với xã hội, ngoài ra còn thể hiện văn hóa ứng xử của mỗi người. Tuy nhiên, không ít những bộ phận người dân vô ý thức, ngang nhiên vượt đèn đỏ, bất chấp sự nguy hiểm rình rập. Mà nguyên nhân chủ yếu với việc vượt đèn đỏ là ý thức của người tham gia giao thông.
Hành vi vượt đèn đỏ không còn xa lạ, và không chỉ một lần ta bắt gặp trên các phương tiện truyền thông, thậm chí là ngoài thực tế những trường hợp phóng nhanh vượt ẩu, bất chấp nguy hiểm khi vượt đèn đỏ, gây ra những vụ tai nạn vô cùng thương tâm, thậm chí thảm khốc. Hơn hết là nó đang từng ngày từng giờ hiện hữu và manh nha cướp đi sức khỏe, tính mạng của rất nhiều người, để lại sự tiếc nuối, thương cảm và thậm chí là cả gánh nặng cho biết bao gia đình và xã hội. Có thể thấy được hậu quả, một phút giây muốn vượt đèn đỏ để tiết kiệm thời gian, có những người ra đi mãi mãi, hoặc sống một đời sống thực vật, kéo theo sự ám ảnh của những người ở lại. Ám ảnh nhất là những cái chết từ từ, là những cái chết về thể xác tinh thần không chỉ gây hậu quả đau đơn cho riêng bản thân người bị nạn, hơn hết kéo theo người thân, gia đình rơi vào tình cảnh túng thiếu, kiệt quệ về kinh tế và nợ nần chồng chất. Và cái chết từ từ mang đến sự mất mát cả về vật chất, thể chất lẫn tinh thần không thể bù đắp được.
Giảm thiểu số lượng vụ tai nạn giao thông vẫn là vấn đề tiên quyết và được bàn luận sôi nổi của xã hội hiện nay. Một trong những yếu tố quan trọng để giảm thiểu tai nạn giao thông là ý thức của người dân, khi tham gia giao thông, tuyệt đối tuân thủ theo pháp luật để tránh những trường hợp không may xảy ra, nhẹ thì xử phạt hành chính, nặng thì để lại hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng sức khỏe của con người. Vậy nên để tạo kỉ luật cho mình và làm gương cho thế hệ sau, người dân cần nâng cao ý thức của mình, không vượt đèn đỏ, đèn vàng khi tham gia lưu thông trên đường bằng những phương tiện cá nhân nói riêng và phương tiện công công nói chung. Ngoài ra vẫn cần sự kiểm soát chặt chẽ, quan tâm sát sao của chính quyền, đoàn thể và các cơ quan chức năng liên quan để có biện pháp tuyên truyền, kiến nghị, bổ sung chế tài xử phạt khi phát hiện vi phạm, đặc biệt phạt xử phạt thật nghiêm minh với hành vi vượt đèn đỏ, đe dọa đến sức khỏe, tính mạng và thậm chí là tài sản của người tham gia giao thông cùng nhân thân của họ.
Trong bối cảnh gia tăng về số lượng phương tiện và số vụ tai nạn giao thông đang tăng nhanh, việc xây dựng một hệ thống phát hiện vi phạm giao thông là điều cấp thiết. Điều này giúp đảm bảo an toàn giao thông và giảm tối đa tai nạn đáng tiếc. Các hệ thống phát hiện vi phạm giao thông cần phải đáp ứng khả năng xử lý trong thời gian thực liên tục trong 24 giờ. Mặt khác, công cụ cần có độ chính xác cao trong khả năng nhận diện phương tiện và lỗi vi phạm ở tốc độ cao và trong những môi trường ngoại cảnh khác nhau.