Mỗi dịp tết đến viếc bắt xe để trở về sum vầy với gia đình không tránh khỏi dẫn đến việc các nhà xe lợi dụng tình hình đó để chở hành khách vượt quá trọng lượng của xe. Vậy hiện nay mức phạt ô tô khách nhồi nhét hành khách vào ngày Tết được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức phạt ô tô khách nhồi nhét hành khách vào ngày Tết:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2, khoản 4, điểm a khoản 8, điểm a khoản 9 Điều 23
– Phạt tiền có giá trị từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trên mỗi người đối với hành vi vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không được vượt quá 75.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người trừ xe buýt thực hiện hành vi vi phạm: Đối với trường hợp chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ, chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ, chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ, chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
– Phạt tiền có giá trị từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trên mỗi người đối với hành vi vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không được vượt quá 75.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách chạy tuyến có cự ly lớn hơn 300 km thực hiện hành vi vi phạm: Đối với trường hợp chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ, chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ, chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ, chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ.
– Ngoài việc bị phạt tiền, thì người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm sẽ còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
+ Thực hiện các hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 đối với trường hợp vượt trên 50% đến 100% đối với số người quy định được phép chở của phương tiện;
– Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, thì người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn sẽ bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
– Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều này đối thì đối với trường hợp chở hành khách buộc phải thực hiện bố trí phương tiện khác để chở số hành khách vượt quá quy định được phép chở của phương tiện;
Như vậy theo quy định trên, thì tài xế lái xe ô tô khách nhồi nhét hành khách vào ngày Tết sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính có giá trị từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không được vượt quá 75.000.000 đồng.
Trường hợp đối với xe ô tô chở hành khách mà chạy tuyến có cự ly lớn hơn 300 km thì tài xế lái xe ô tô khách nhồi nhét hành khách vào ngày Tết sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền có giá trị từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không được vượt quá 75.000.000 đồng.
Đối với tài xé lái xe ô tô khách vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe xác định từ 01 tháng đến 03 tháng nếu chở số người vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện. Ngoài ra, tài xế vi phạm còn bị buộc phải bố trí phương tiện khác để chở số hành khách vượt quá quy định được phép chở của phương tiện.
2. Chủ xe giao xe cho tài xế lái xe ô tô khách nhồi nhét hành khách vào ngày Tết bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 30
– Phạt tiền có giá trị từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trên mỗi người đối với hành vi vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không được vượt quá 75.000.000 đồng đối với chủ phương tiện là cá nhân, còn từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trên mỗi người đối với hành vi vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không được vượt quá 150.000.000 đồng đối với chủ phương tiện là tổ chức giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm được quy định tại khoản 4 Điều 23 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 23 Nghị định này.
– Ngoài việc bị phạt tiền thì cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
– Thực hiện hành vi quy định tại khoản 3, khoản 6 Điều này trong trường hợp chở vượt trên 50% số người được quy định được phép chở của phương tiện còn bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng.
Theo đó, đối với trường hợp chủ xe giao xe cho tài xế lái xe ô tô khách nhồi nhét hành khách vào ngày Tết bị xử phạt vi phạm hành chính có giá trị từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không được vượt quá 75.000.000 đồng. Đối với chủ xe là tổ chức thì mức phạt tiền vi phạm hành chính có giá trị từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 150.000.000 đồng.
Ngoài ra, trong trường hợp chở vượt trên 50% số người quy định được phép chở của xe ô tô khách thì người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có).
3. Xe khách chạy ngày tết có phải mang theo danh sách hành khách hay không?
Chào Luật sư! Tôi là tái xế lái xe trên các tuyến đi từ Hà Nội đến Hà Tĩnh và ngược lại. Hiện nay, tôi vẫn chưa rõ về quy định của Pháp luật liên quan đến vấn đề lái xe như tôi khi thực hiện công việc có cần phải mang theo danh sách người tham gia trên xe hay không? Rất mong được sự hướng dẫn của Luật sư. Tôi xin cảm ơn.
Tại Khoản 4 Điều 7 Nghị định 10/2020/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 47/2022/NĐ-CP về kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, theo đó:
– Trường hợp khi vận chuyển hành khách, ngoài các giấy tờ phải mang theo dựa theo quy định của Luật giao thông đường bộ thì lái xe còn phải thực hiện các quy định sau:
+ Mang theo hợp đồng liên quan đến việc vận chuyển bằng văn bản giấy của đơn vị kinh doanh vận tải đã ký kết giữa các bên (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này);
+ Mang theo danh sách liên quan về hành khách có dấu xác nhận của các đơn vị kinh doanh vận tải (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này);
+ Đối với trường hợp sử dụng hợp đồng về điện tử, lái xe phải có thiết bị để thực hiện việc truy cập được nội dung của hợp đồng điện tử và danh sách hành khách kèm theo do đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp;
+ Lái xe không phải áp dụng các quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản này trong trường hợp thực hiện hợp đồng vận chuyển phục vụ đám tang, đám cưới.
Căn cứ theo Khoản 4 Điều 8 Nghị định 10/2020/NĐ-CP CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 47/2022/NĐ-CP quy định kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô, như sau:
– Trường hợp khi vận chuyển khách du lịch, ngoài các giấy tờ cần phải mang theo theo quy định của Luật giao thông đường bộ, lái xe còn phải thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 4 Điều 7 của Nghị định này.
Theo đó, đối chiếu với những quy định được nêu trên và thông tin của bạn thì khi thực hiện lái xe bắt buộc phải có danh sách hành khách khi tham gia giao thông.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi 123/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.