Nồng độ cồn trong máu vượt mức quy định không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng mà còn có khả năng gây mất an ninh trật tự an toàn trong quá trình tham gia giao thông đường bộ. Vì vậy hiểu rõ quy định về nồng độ cồn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0,25mg là bao nhiêu?
Mục lục bài viết
1. Mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0,25 là bao nhiêu?
là khái niệm để chỉ một đơn vị đo lường độ cồn trong máu hoặc nồng độ cồn có trong khí thở của con người. Nồng độ cồn thông thường sẽ được đo bằng đơn vị miligam cồn dựa trên mỗi 100ml máu hoặc có thể được đo lường theo tỷ lệ phần trăm nồng độ cồn có trong khí thở. Theo đó thì có thể nói, hiểu biết quy định của pháp luật về nồng độ cồn đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp cho bạn có thể điều chỉnh lượng rượu bia nạp vào cơ thể sao cho phù hợp nhất, tránh gây ra hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ. Khi con người uống rượu hoặc thực hiện bất kỳ hành vi nào liên quan đến nồng độ cồn, khi đó cồn sẽ được hấp thụ vào cơ thể người và lan tỏa. Việc sử dụng cồn có khả năng làm ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng của cơ thể người và có khả năng ảnh hưởng tới quá trình điều khiển phương tiện hoặc thực hiện các hành động khác. Vì vậy nồng độ cồn được đo lường với mục đích đánh giá mức độ tác động ảnh hưởng của cồn đến với cơ thể người.
Việc sử dụng cồn quá mức có thể gây ra nhiều tác hại khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người sử dụng, tác động đến chức năng của não bộ và các bộ phận khác của cơ thể con người, hoàn toàn có khả năng gây ra tai nạn giao thông và các tác động tiêu cực khác đến đời sống xã hội. Vì vậy, pháp luật đã quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn, đưa ra mức giới hạn nồng độ cồn cho phép khi điều khiển phương tiện hoặc khi thực hiện các hoạt động khác để có thể đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an toàn sức khỏe và tính mạng cho bản thân và cho người khác.
Pháp luật hiện nay cũng quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn trong quá trình điều khiển phương tiện xe máy. Theo đó, căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 6 của
– Có hành vi sử dụng chân chống hoặc sử dụng các vật khác quéẹt xuống đường trong quá trình phương tiện đang lưu thông;
– Có hành vi điều khiển phương tiện đi vào đường cao tốc trái quy định của pháp luật, ngoại trừ các phương tiện phục vụ cho quá trình quản lý và bảo trì đường cao tốc;
– Điều khiển phương tiện trên đường tuy nhiên trong máu hoặc trong hơi thở có chứa nồng độ cồn, tuy nhiên nồng độ cồn chưa vượt quá 50mg trên 100ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25mg trên 1l khí thở.
Theo đó thì có thể nói, có thể khái quát mất sự phạt đối với người có hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn trong quá trình điều khiển phương tiện xe máy như sau:
Mức độ vi phạm nồng độ cồn | Mức tiền |
Nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc nồng độ cồn chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. | Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. |
Nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc nồng độ cồn vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. | Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng. |
Nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. | Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. |
Tóm lại, mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn trong quá trình điều khiển phương tiện xe máy, với mức độ vi phạm nồng độ cồn là dưới 0,25 thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
2. Vi phạm nồng độ cồn xe máy dưới 0,25 có bị tước giấy phép lái xe không?
Ngoài mức phạt tiền theo như phân tích nêu trên, căn cứ theo quy định tại khoản 10 Điều 6 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, thì người điều khiển phương tiện xe máy của hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn dưới 0,25 còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, cụ thể như sau:
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm g khoản 2 Điều 6 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ thì sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt/sử dụng trái quy định;
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều 6 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ thì sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng;
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều 6 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ thì sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện;
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 6; điểm đ khoản 8; khoản 9 Điều 6 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ thì sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ 03 tháng đến 05 tháng;
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều 6 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ thì sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ 10 tháng đến 12 tháng;
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 7 Điều 6 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ thì sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ 16 tháng đến 18 tháng;
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8 Điều 6 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ thì sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ 22 tháng đến 24 tháng.
Theo đó thì có thể nói, hình phạt bổ sung đối với người có hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn trong quá trình điều khiển phương tiện xe máy dưới 0,25 là tước giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ 10 tháng đến 12 tháng.
3. Giấy tờ nào cần mang theo trong quá trình điều khiển xe máy?
Căn cứ theo quy định tại Điều 58 của Văn bản hợp nhất Luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định về điều kiện của người điều khiển phương tiện trong quá trình tham gia giao thông đường bộ. Theo đó, người lái xe trong quá trình tham gia giao thông đường bộ bắt buộc phải đáp ứng đầy đủ độ tuổi và đáp ứng đầy đủ quy định và sức khỏe tại Điều 60 của Văn bản hợp nhất Luật giao thông đường bộ năm 2019, đồng thời phải có các loại giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp.
Khi tham gia giao thông, các loại giấy tờ cần phải chuẩn bị đối với xe máy bao gồm:
– Giấy đăng ký xe được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền;
– Bằng lái xe A1 hoặc bằng lái xe A2 tùy thuộc vào dung tích xilanh của từng loại xe máy;
– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của phương tiện xe máy.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH 2019 Luật Giao thông đường bộ;
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định xử phạt VPHC lĩnh vực giao thông.
THAM KHẢO THÊM: