Việc khám sức khỏe thường mất nhiều thời gian, nên nhiều người thường sử dụng "dịch vụ" để được cấp giấy khám sức khỏe mà không cần phải vào bệnh viện. Đây là hành vi gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng nên pháp luật có các chế tài rất nghiêm khắc để xử lý các hành vi mua và sử dụng giấy khám sức khỏe giả.
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy trình cấp giấy khám sức khỏe theo đúng quy định:
- 2 2. Thế nào là Giấy khám sức khỏe giả?
- 3 3. Mức phạt hành chính với hành vi mua bán, sử dụng giấy khám sức khỏe giả:
- 4 4. Xử phạt hành vi mua bán và sử dụng giấy tờ giả:
- 5 5. Xử phạt cán bộ, công chức viên chức khi sử dụng giấy khám sức khỏe giả:
1. Quy trình cấp giấy khám sức khỏe theo đúng quy định:
Theo quy định tại Thông tư số 14/2013/TT-BYT về hướng dẫn khám sức khỏe (áp dụng cho khám sức khỏe khi tuyển dụng, khám sức khỏe khi vào học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề và các đối tượng khác…) thủ tục khám sức khỏe được quy định như sau:
Bước 1: Người khám chữa bệnh chuẩn bị hồ sơ khám sức khỏe theo quy định của pháp luật
Điều 4 Thông tư 14/2013/TT- BYT quy định về hồ sơ khám sức khỏe như sau:
-Hồ sơ KSK của người từ đủ 18 (mười tám) tuổi trở lên là Giấy KSK theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư, có dán ảnh chân dung cỡ 04cm x 06cm, được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ KSK.
-. Hồ sơ KSK của người chưa đủ 18 (mười tám) tuổi là Giấy KSK theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư , có dán ảnh chân dung cỡ 04cm x 06cm, được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ KSK.
– Đối với người mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự đề nghị KSK nhưng không thuộc trường hợp KSK định kỳ, hồ sơ KSK bao gồm: Giấy KSK theo quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều này và văn bản đồng ý của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó.
– Đối với người được KSK định kỳ, hồ sơ KSK bao gồm: Sổ KSK định kỳ theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;
Người nộp hồ sơ khám chữa bệnh tiến hành cung cấp đầy đủ, chính xác, trung thực các thông tin cá nhân, tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh tật của bản thân và gia đình trong phần tiền sử của đối tượng khám sức khỏe…
Bước 2: Người khá bệnh tiến hành nộp hồ sơ khám chữa bệnh nộp hồ sơ về đơn vị khám chữa bệnh theo điều 5
Điều 5. Thông tư 14/2013/TT- BYT quy định Thủ tục khám sức khỏe như sau
1. Hồ sơ khám sức khỏe nộp tại cơ sở KSK.
2. Sau khi nhận được hồ sơ KSK, cơ sở KSK thực hiện các công việc:
a) Đối chiếu ảnh trong hồ sơ KSK với người đến KSK;
b) Đóng dấu giáp lai vào ảnh sau khi đã thực hiện việc đối chiếu theo quy định tại Điểm a Khoản này đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 4 Thông tư này;
c) Kiểm tra, đối chiếu giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với người giám hộ của người được KSK đối với trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư này;
d) Hướng dẫn quy trình KSK cho người được KSK, người giám hộ của người được KSK (nếu có);
đ) Cơ sở KSK thực hiện việc KSK theo quy trình.
Giấy KSK được cấp 01 (một) bản cho người được KSK. Trường hợp người được KSK có yêu cầu cấp nhiều Giấy KSK thì cơ sở KSK thực hiện như sau:
a) Tiến hành việc nhân bản (photocopy) Giấy KSK đã có chữ ký của người kết luận trước khi đóng dấu. Số lượng Giấy KSK được nhân bản theo yêu cầu của người được KSK;
b) Sau khi tiến hành việc nhân bản, thực hiện việc dán ảnh, đóng dấu giáp lai vào Giấy KSK bản photocopy và đóng dấu theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư này.
2. Thời hạn trả Giấy KSK, Sổ KSK định kỳ:
a) Đối với trường hợp KSK đơn lẻ: cơ sở KSK trả Giấy KSK, Sổ KSK định kỳ cho người được KSK trong vòng 24 (hai mươi tư) giờ kể từ khi kết thúc việc KSK, trừ những trường hợp phải khám hoặc xét nghiệm bổ sung theo yêu cầu của người thực hiện KSK;
b) Đối với trường hợp KSK tập thể theo hợp đồng: cơ sở KSK trả Giấy KSK, Sổ KSK định kỳ cho người được KSK theo thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng.
3. Giá trị sử dụng của Giấy KSK, kết quả KSK định kỳ:
a) Giấy KSK có giá trị trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe; Đối với KSK cho người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì giá trị của Giấy KSK theo quy định của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà người lao động Việt Nam đến làm việc;
b) Kết quả KSK định kỳ có giá trị sử dụng theo quy định của pháp luật.
Sau khi nhận được các giấy tờ của người yêu cầu khám sức khỏe thì các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện các công việc theo đúng quy trình như đối chiếu các hồ sơ giấy tờ, và thực hiện việc khám chữa bệnh theo từng chuyên khoa. Sau đó trả kết quả cho người yêu cầu khám sức khỏe theo quy định. Nếu có các hành vi khám sức khỏe không đúng các trình tự, thủ tục theo quy định đều là các hành vi vi phạm pháp luật.
– Cơ sở khám chữa bệnh đối chiếu ảnh trong
– Kết luận và trả giấy khám sức khoẻ.
Đối với các trường hợp khám sức khỏe không đúng các trình tự, thủ tục nêu trên hoặc không đến khám sức khỏe thực tế mà mua giấy khám sức khỏe (dù giấy khám sức khỏe đúng là do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp với con dấu và chữ ký chính xác) đều coi là giấy khám sức khỏe giả.
2. Thế nào là Giấy khám sức khỏe giả?
Theo quy định tại
– Đối tượng khám sức khỏe đến cơ sở khám chữa bệnh đủ điều kiện khám sức khoẻ theo quy định, nộp Giấy khám sức khỏe theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo
– Cơ sở khám chữa bệnh đối chiếu ảnh trong giấy khám sức khỏe với người đến khám sức khỏe; Đóng dấu giáp lai vào ảnh sau khi đã thực hiện việc đối chiếu ảnh và hướng dẫn quy trình khám sức khỏe cho đối tượng khám sức khỏe sau đó khám sức khỏe theo quy trình;
– Kết luận và trả giấy khám sức khoẻ.
Như vậy, đối với các trường hợp khám sức khỏe không đúng các trình tự, thủ tục nêu trên hoặc không đến khám sức khỏe thực tế mà mua giấy khám sức khỏe (dù giấy khám sức khỏe đúng là do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp với con dấu và chữ ký chính xác) đều coi là giấy khám sức khỏe giả.
3. Mức phạt hành chính với hành vi mua bán, sử dụng giấy khám sức khỏe giả:
Mua giấy khám sức khỏe có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 46 Nghị định 117/2020/NĐ-CP nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, cụ thể, phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp giấy khám sức khỏe khi không thực hiện việc khám đầy đủ các nội dung theo yêu cầu.
4. Xử phạt hành vi mua bán và sử dụng giấy tờ giả:
Căn cứ theo Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017 quy định Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.
Thứ nhất, khách thể của tội phạm: Đối tượng tác động là con dấu giả, giấy tờ giả, tài liệu giả; đối tượng bị xâm phạm là hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước, cụ thể là là về con dấu, giấy tờ, tài liệu khác.
+ Chủ thể của tội phạm: Chủ thể thường, là người đủ tuổi (đủ 16 tuổi trở lên), đủ năng lực trách nhiệm hình sự
+ Khách quan của tội phạm: Hành vi khách quan, được thể hiện qua các hành vi cụ thể sau: Làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức; Sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân.
– Hậu quả: Hậu quả không phải là yếu tố bắt buộc để cấu thành tội phạm của tội này. Hậu quả làm ảnh hưởng về tài sản của công dân, và của cả nhà nước; Gây rối loạn việc quản lý hành chính Nhà nước về quản lý giấy tờ tài, tài liệu; Gây hoang mang cho người dân khi tham gia vào các giao dịch của mình…
+ Mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý – biết rõ con dấu, giấy tờ, tài liệu này là giả nhưng vẫn sử dụng chúng để thực hiện hành vi lừa dối người khác để trục lợi.
Như vậy, đối với người sử dụng tài liệu giả (giấy khám sức khỏe giả) để thực hiện hành vi trái pháp luật có thể bị phạt tiền từ 30 triệu – 60 triệu đồng, hoặc phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.
Hiện nay, khung hình phạt cao nhất của tội này lên đến 7 năm tù giam đối với hành vi: Làm 6 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên; Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; Thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu đồng.
5. Xử phạt cán bộ, công chức viên chức khi sử dụng giấy khám sức khỏe giả:
-Trường hợp người sử dụng giấy tờ giả là cán bộ, công chức, viên chức
Điều 13. Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức
Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mà tái phạm;
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này;
3. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
4. Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có kết luận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền;
5. Ngoài quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này, hình thức kỷ luật buộc thôi việc còn được áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này.
Như vậy đối với cán bộ, công chức, viên chức giấy tờ giả thì có thể bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật buộc thôi việc theo quy định của pháp luật hiện hành.