Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp nói chung và bảo hiểm trách nhiệm quản tài viên nói riêng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình. Vậy mức phạt đối với hành vi không mua bảo hiểm trách nhiệm quản tài viên được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức phạt không mua bảo hiểm trách nhiệm quản tài viên:
Pháp luật hiện nay đã có quy định cụ thể về quản tài viên và vai trò của quản tài viên. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Luật phá sản năm 2014 thì có thể nói, quản tài viên là khái niệm để chỉ một cá nhân hành nghề quản lý và thanh lý tài sản của các doanh nghiệp và các hợp tác xã khi các pháp nhân này rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật. Pháp luật cũng quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm của quản tài viên, trong đó có hành vi không mua bảo hiểm trách nhiệm quản tài viên.
Căn cứ theo quy định tại Điều 79 của
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề quản tài viên trái quy định của pháp luật để hành nghề quản lý và thanh lý tài sản trên thực tế;
– Sử dụng chứng chỉ hành nghề quản tài viên của người khác để tiến hành hoạt động quản lý và thanh lý tài sản trên thực tế;
– Thực hiện hoạt động quản lý và thanh lý tài sản trong trường hợp được xác định là người có liên quan tới doanh nghiệp và có liên quan tới hợp tác xã mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp khi có đầy đủ căn cứ cho rằng thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản và cơ quan thi hành án có yêu cầu trái với quy định của pháp luật, không phù hợp với nguyên tắc hành nghề quản lý và thanh lý tài sản theo quy định của pháp luật hoặc không phù hợp với nguyên tắc đạo đức hành nghề quản tài viên;
– Thành lập hoặc tham gia thành lập với số lượng từ 02 doanh nghiệp quản lý và thanh lý tài sản trở lên trong cùng một địa điểm và cùng một thời điểm;
– Tiến hành hoạt động đăng ký hành nghề quản lý và thanh lý tài sản với tư cách cá nhân và thực hiện thủ tục đăng ký hành nghề trong doanh nghiệp quản lý và thanh lý tài sản tại cùng một thời điểm;
– Đồng thời cùng một lúc tham gia hoạt động hành nghề quản lý và thanh lý tài sản tại 02 doanh nghiệp có thẩm quyền này trở lên;
– Không đề nghị thay đổi địa điểm giao dịch, không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong trường hợp quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân;
– Không lưu trữ hồ sơ về hoạt động quản lý và thanh lý tài sản theo quy định của pháp luật.
Như vậy có thể nói, hành vi không mua bảo hiểm trách nhiệm quản tài viên sẽ bị xử phạt hành chính với mức tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên.
2. Quản tài viên có bắt buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hay không?
Pháp luật hiện nay đã có quy định cụ thể về nghĩa vụ của quản tài viên trong quá trình hành nghề quản lý và thanh lý tài sản. Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của
– Cần phải tuân thủ đầy đủ nguyên tắc trong quá trình hành nghề quản lý và thanh lý tài sản theo quy định của pháp luật;
– Phải chịu trách nhiệm về hoạt động hành nghề của mình theo quy định của pháp luật về phá sản;
– Ký báo cáo và ký văn bản về kết quả thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình phù hợp với quy định của pháp luật về phá sản;
– Mua bảo hiểm trách nhiệm về nghề nghiệp theo quy định của pháp luật trong trường hợp hành nghề quản tài viên dưới tư cách là cá nhân;
– Báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở tư pháp cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi thực hiện thủ tục đăng ký hành nghề về quá trình hoạt động quản lý và thanh lý tài sản theo hướng dẫn của Bộ tư pháp;
– Và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về phá sản và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Nghị định 22/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản, có quy định cụ thể về nghĩa vụ của doanh nghiệp trong hoạt động quản lý và thanh lý tài sản. Theo đó thì, doanh nghiệp quản lý và thanh lý tài sản trong hoạt động hành nghề sẽ có một số nghĩa vụ cơ bản sau đây:
– Quản lý quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp đó theo quy định của pháp luật;
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các hoạt động nghề nghiệp do quản tài viên thực hiện;
– Người đại diện theo pháp luật của các doanh nghiệp quản lý và thanh lý tài sản sẽ phải có trách nhiệm xem xét và ký kết các văn bản do quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp mình thực hiện;
– Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho các quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp của mình phù hợp với quy định của pháp luật;
– Báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở tư pháp cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi tiến hành hoạt động đăng ký nghe nghiệp về hoạt động hành nghề quản lý và thanh lý tài sản theo quy định của pháp luật;
– Và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy có thể nói, quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân sẽ bắt buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật theo như phân tích nêu trên. Và các doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản cũng sẽ phải có trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho các quản tài viên hoạt động trong doanh nghiệp của mình phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Thẩm quyền xử phạt hành vi không mua bảo hiểm trách nhiệm quản tài viên:
Căn cứ khoản 3 Điều 83 của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp và hợp tác xã, có quy định về quyền của chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như sau:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp và hôn nhân gia đình, tịch thu tang vật và tịch thu phương tiện có giá trị không vượt quá 3.000.000 đồng;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp và hôn nhân gia đình, tịch thu tang vật và tịch thu phương tiện vi phạm hành chính không có giá trị vượt quá mức phạt tiền nêu trên, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, và tiền đến 30.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp và hôn nhân gia đình, và tiền đến 40.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp và hợp tác xã, phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, có thẩm quyền đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép, tước chứng chỉ hành nghề hoặc giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật và thẻ công chứng viên, thẻ thừa phát lại vào thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, tịch thu đang vật và phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết.
Như vậy có thể nói, quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân nhưng không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền cao nhất là 7.000.000 đồng, vì vậy thẩm quyền xử phạt đối với hành vi này thuộc về chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Phá sản năm 2014;
– Nghị định 22/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản;
– Nghị định số 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.