Hiện nay, trong thực tế vẫn tồn tại một số ít công chứng viên khi hành nghề công chứng tại các văn phòng vì một lý do nào đó mà không mang thẻ công chứng viên. Vậy theo quy định hiện nay thì mức phạt không mang thẻ công chứng viên khi hành nghề như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức phạt không mang thẻ công chứng viên khi hành nghề:
Câu hỏi: Anh C ở HN đặt câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi muốn hỏi luật sư như sau: Tuần trước tôi có đi ra văn phòng công chứng trên huyện thực hiện thủ tục chuyển nhượng chiếc xe ô tô của tôi. Trong quá trình thực hiện thủ tục tôi thấy công chứng viên không đeo thẻ nhân viên của văn phòng hay thẻ công chứng viên của cá nhân. Vì giá trị hợp đồng chuyển nhượng cao nên khi thực hiện công chứng mà tôi không biết thông tin của công chứng viên như vậy tôi rất lo sợ về tính pháp lý. Do vậy tôi muốn hỏi luật sư là khi công chứng viên hành nghề có phải đeo thẻ hay không? Nếu không đeo thẻ khi hành nghề thì bị phạt như thế nào? Tôi xin cảm ơn luật sư.
Căn cứ theoquy định tại Điều 36 Luật Công chứng 2014 sửa đổi bổ sung 2018 quy định về Thẻ công chứng viên như sau:
– Thẻ công chứng viên được xem là căn cứ để chứng minh tư cách hành nghề công chứng của công chứng viên. Công chứng viên phải chấp hành viêc mang theo Thẻ công chứng viên khi hành nghề công chứng.
– Trong trường hợp Thẻ đã được cấp bị mất, bị hỏng thì công chứng viên được cấp lại Thẻ công chứng viên.
– Trong trường hợp công chứng viên bị miễn nhiệm hoặc bị xóa đăng ký hành nghề thì sẽ bị thu hồi thẻ công chứng viên
– Bộ trưởng Bộ Tư pháp là đơn vị quy định chi tiết mẫu Thẻ công chứng viên, thủ tục đăng ký hành nghề, cấp, cấp lại và thu hồi Thẻ công chứng viên.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì có thể thấyThẻ công chứng viên chính là căn cứ để chứng minh tư cách hành nghề công chứng của công chứng viên. Do đó, khi hành nghề công chứng thì công chứng viên bắt buộc phải mang theo thẻ này. Nếu trường hợp không mang thẻ công chúng viên khi hành ghề thì sẽ bị phạt theo quy định cụ thể:
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15
Hành vi vi phạm quy định hoạt động hành nghề công chứng:
– Phạt tiền có giá trị từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Không tiến hành đánh số thứ tự từng trang đối với những văn bản công chứng có từ 02 trang trở lên;
+ Công chứng hợp đồng, giao dịch trong trường hợp phiếu yêu cầu công chứng không được thực hiện đầy đủ nội dung theo quy định;
+ Khi hành nghề công chứng không mang theo thẻ công chứng viên;
+ Tham gia không đầy đủ các nghĩa vụ bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm theo quy định
Theo đó, đối với việc việc mang theo Thẻ công chứng viên khi hành nghề công chứng là trách nhiệm của công chứng viên, nếu như vi phạm, tức không mang theo thẻ công chứng viên khi hành nghề thì công chứng viên có thể sẽ bị phạt tiền có giá trị từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
2. Công chứng viên có những nghĩa vụ gì khi hành nghề?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Công chứng viên 2014 sửa đổi bổ sung 2018 thì công chứng viên sẽ có những nghĩa vụ cụ thể như sau:
– Công chứng viên có các nghĩa vụ sau đây:
+ Công chứng viên phải tuân thủ các nguyên tắc hành nghề công chứng;
+ Công chứng viên phải hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng;
+ Công chứng viên phải tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng;
+ Công chứng viên phải giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng; trường hợp từ chối yêu cầu công chứng thì phải giải thích rõ lý do cho người yêu cầu công chứng;
+ Công chứng viên phải giữ bí mật về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
+ Công chứng viên phải tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm;
+ Công chứng viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng của mình; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của Văn phòng công chứng mà mình là công chứng viên hợp danh;
+ Công chứng viên phải tham gia tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên;
+ Công chứng viên phải chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của tổ chức hành nghề công chứng mà mình làm công chứng viên và tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên mà mình là thành viên;
+ Công chứng viên phải thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, trên đây là nghĩa vụ của công chứng viên khi hành nghề tại văn phòng công cứng theo quy định hiện nay
3. Tiêu chuẩn để trở thành công chứng viên:
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Công chứng năm 2014 sửa đổi bổ sung 2018 quy định về tiêu chuẩn công chứng viên như sau:
– Công dân Việt Nam có địa chỉ thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đầy đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:
– Công dân có bằng cử nhân luật;
– Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các đơn vị cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
– Tốt nghiệp khóa đào tạo về hành nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
– Đạt yêu cầu kiểm tra về kết quả tập sự hành nghề công chứng;
– Bảo đảm về sức khỏe để hành nghề công chứng.
4. Hình thức hành nghề của công chứng viên:
– Theo quy định hiện nay thì các hình thức hành nghề của công chứng viên bao gồm:
+ Công chứng viên tại các Phòng công chứng;
+ Công chứng viên hợp danh tại Văn phòng công chứng;
+ Công chứng viên thực hiện chế độ làm việc theo chế độ
– Việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng công chứng viên Công chứng viên của các Phòng công chứng sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về viên chức.
– Việc ký và thực hiện
5. Đăng ký hành nghề công chứng viên:
– Tổ chức hành nghề công chứng thực hiện đăng ký hành nghề cho công chứng viên của tổ chức mình tại Sở Tư pháp nơi tổ chức hành nghề công chứng đăng ký hoạt động.
Văn phòng công chứng thực hiện đăng ký hành nghề cho công chứng viên của mình khi thực hiện đăng ký hoạt động hoặc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng quy định tại Điều 23 và Điều 24 của Luật này.
Phòng công chứng thực hiện đăng ký hành nghề cho công chứng viên của mình sau khi có quyết định thành lập Phòng công chứng hoặc khi bổ sung công chứng viên.
– Sở Tư pháp thực hiện đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên cho công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho tổ chức hành nghề công chứng và công chứng viên.
– Nếu trường hợp công chứng viên không còn làm việc tại tổ chức hành nghề công chứng thì tổ chức hành nghề công chứng sẽ có trách nhiệm thông báo cho Sở Tư pháp để xóa đăng ký hành nghề của công chứng viên. Công chứng viên sẽ không được ký văn bản công chứng kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động tại tổ chức hành nghề công chứng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Công chứng năm 2014 sửa đổi bổ sung 2018
–