Nội dung trên giấy chứng nhận đăng lý kinh doanh có sự thay đổi thì chủ doanh nghiệp có trách nhiệm trong việc cập nhật thông tin đúng với thực tế. Vậy hành vi không cập nhật CCCD trên giấy phép kinh doanh sẽ chịu mức phạt ra sao?
Mục lục bài viết
1. Quy định về việc cập nhật căn cước công dân gắn chíp lên giấy đăng ký kinh doanh:
Có nhiều ý kiến trái chiều liên quan đến việc cập nhật căn cước công dân gắn chíp phải diễn ra trước ngày 31/03/2023 nếu không sẽ bị xử phạt. Thông tin này có phần đúng nhưng chưa đầy đủ bởi hiện nay các doanh nghiệp không bắt buộc phải cập nhật thông tin căn cước công dân gắn chíp của người đại diện theo pháp luật trên giấy chứng nhận đăng ký trước ngày 31 tháng 3 năm 2023 mà chỉ bắt buộc phải thực hiện khi có thay đổi thông tin căn cước( trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày xuất hiện thay đổi là phải tuân thủ việc thay đổi). Thời điểm này được tính từ khi số giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; thành viên hợp danh của công ty hợp danh; chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân nếu có sự thay đổi thì phải tuân thủ quá trình thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thời gian để thực hiện thủ tục này là trong vòng 10 ngày.
Để có thể hiểu rõ hơn các nội dung liên quan đến việc cập nhật căn cước công dân gắn chíp lên giấy đăng ký kinh doanh để bạn đọc có thể tham khảo các trường hợp được trình bày dưới đây:
– Đối với trường hợp chứng minh nhân dân vẫn còn hiệu lực sử dụng và không thuộc trường hợp phải đổi sang căn cước công dân gắn chíp thì không bắt buộc phải cập nhật thông tin này trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Người đại diện pháp luật của chủ doanh nghiệp không cần quá lo lắng trong trường hợp không đảm bảo việc đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ khi thay đổi vì thủ tục cấp căn cước công dân cần thiết mất nhiều thời gian mà cá nhân không thể có thẩm quyền để kiểm soát được thời gian căn cước được chuyển đến tay của mình, dẫn đến tình trạng nhận được căn cước công dân sau nhiều tháng kể từ ngày cấp ghi trên căn cước gắn chip. Thông thường, trong trường hợp này sẽ không bị xử phạt đối với hành vi vi phạm.
Trường hợp đã hoàn tất việc chuyển đổi chứng minh nhân dân sang căn cước công dân gắn chíp nhưng không tuân thủ việc thay đổi thông tin nội dung trên giấy đăng ký kinh doanh thì sẽ bị xử phạt theo đúng quy định. V
Như vậy doanh nghiệp nên thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh ngay sau khi đã nhận được căn cước công dân gắn chip mới của người đại diện theo pháp luật để tránh trường hợp bị xử phạt. Trường hợp vượt quá thời hạn nêu trên thì doanh nghiệp có thể bị áp dụng mức xử phạt đã được quy định tại Nghị định 122/2021/NĐ-CP. Cụ thể về mức xử phạt sẽ được trình bày tại mục 2 của bài viết này.
2. Mức phạt không cập nhật căn cước công dân trên giấy phép kinh doanh:
Hiện nay, doanh nghiệp trong quá trình hoạt động phải được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền thì mới đảm bảo quá trình hoạt động một cách hợp pháp và được pháp luật bảo hộ nếu có xảy ra vấn đề tranh chấp hoặc những vấn đề phát sinh liên quan đến trong quá trình hoạt động. Theo quy định thì trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải đảm bảo một số nội dung cơ bản liên quan đến doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp, địa chỉ, trụ sở doanh nghiệp và các thông tin liên quan đến cá nhân là người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của Công ty hợp danh; Đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân; Cũng như thông tin về nhận thân của người này qua căn cước công dân. Nếu cố tình không thực hiện hành vi này sẽ bị áp dụng mức xử phạt được quy cố tình không thực hiện hành vi này sẽ bị áp dụng mức xử phạt. Căn cứ theo Điều 28 và điều 30
– Đối với trường hợp, hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; đăng ký thay đổi nội dung, đăng ký hoạt động chi nhánh văn phòng đại diện, hoặc địa điểm kinh doanh quá thời hạn từ một ngày đến 10 ngày thì sẽ bị áp dụng mức hình phạt là cảnh cáo;
– Còn trong trường hợp vi vi phạm về thời hạn đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hoặc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh mà thời hạn vi phạm là từ 11 ngày đến 30 ngày mức phạt tiền sẽ từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng;
– Mức tiền sẽ được áp dụng từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng khi có hành vi vi phạm liên quan đến thời hạn đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; tiến hành đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh mà thời hạn vượt quá là từ 31 ngày đến 90 ngày;
– Trong trường hợp thực hiện việc đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và thời hạn vượt quá từ 91 ngày trở lên thì hành vi vi phạm này sẽ tiền từ 10 triệu đến 20 triệu;
– Không chỉ bị áp dụng mức xử phạt hành chính với các mức nêu trên tùy thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm mà biện pháp khắc phục hậu quả cũng sẽ được áp dụng trong trường hợp này, có thể kể đến:
Buộc đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 khoản 2 khoản 3 và khoản 4 Điều này; Nếu xét trên thực tế, tổ chức doanh nghiệp chưa tiến hành đăng ký thay đổi theo đúng quy định; trong trường hợp có hành vi vi phạm được quy định tại khoản 5 Điều này thì bắt buộc phải đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
3. Thủ tục cập nhật căn cước công dân gắn chíp cho người đại diện theo pháp luật trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
Để có thể hoàn tất nghĩa vụ của mình trong việc cập nhật công căn cước công dân gián tiếp của người đại diện theo pháp luật trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải tuân thủ theo các thủ tục nhất định. Hiện nay, thủ tục cập nhật căn cước công dân được quy định a khoản 2 Điều 63 Nghị định 01/2021/NĐ-CP với các nội dung như sau:
– Liên quan đến hồ sơ cần chuẩn bị trong quá trình này:
+ Có văn bản thông báo đề nghị cập nhật, bổ sung thông tin đăng ký doanh nghiệp. Văn bản này được thucej hiện dựa theo mẫu quy định tại Phụ lục II-5 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT;
+ Cần chuẩn bị thêm bản sao có công chứng ( Hiện nay, sử dụng Căn cước công dân gắn chip mới);
+ Đối với trường hợp không phải chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đến trực tiếp đến nộp hồ sơ thì cá nhân được ủy quyền cso trách nhiệm chứng minh quyền của mình thông qua nộp văn bản uỷ quyền kèm bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân:
Đối với công dân Việt Nam là người được ủy quyền thì thẻ căn cước công dân, Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực sẽ được đem ra sử dụng; Đối với người nước ngoài thì có thể sử dụng hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
– Hồ sơ đã chuẩn bị đầy đủ thì sẽ được nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Cá nhân có thể lựa chọn nộp hò sơ trực tiếp hoặc nộp hồ sơ thông qua dịch vụ bưu chính; hoặc nộp trực tuyến thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
– Về thời gian giải quyết thủ tục này thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới cho doanh nghiệp.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Nghị định số 122/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.