Thi công công trình trên đường bộ nếu như thiếu trách nhiệm và sai quy tắc an toàn thì có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào về mức phạt khi tổ chức thi công trên đường bộ để xảy ra tai nạn?
Mục lục bài viết
1. Mức phạt khi tổ chức thi công trên đường để xảy ra tai nạn:
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 của
Thứ nhất, và tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các chủ thể được xác định là cá nhân, phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các chủ thể được xác định là tổ chức khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định của pháp luật sau đây:
– Tiến hành hoạt động thi công công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ có giấy phép thi công được cấp bởi cơ cao nhà nước có thẩm quyền tuy nhiên giấy phép thi công công trình đã hết hạn, hoặc có
– Thi công trên đường bộ đang khai thác, nhưng trong quá trình thi công không áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông để xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng.
Thứ hai, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với các chủ thể được xác định là cá nhân, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với các chủ thể được xác định là tổ chức khi thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định pháp luật sau đây:
– Thi công trên đường bộ đang khai thác sử dụng có bố trí biển báo hiệu và cọc tiêu di động, có bố trí rào chắn tuy nhiên không đầy đủ theo quy định của pháp luật, tiến hành hoạt động bật đèn đỏ vào ban đêm tại hai đoạn đường đang trong quá trình thi công trên thực tế;
– Thi công công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ không có giấy phép thi công được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc không có
Thứ ba, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với các chủ thể được xác định là cá nhân, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các chủ thể được xác định là tổ chức khi thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định pháp luật sau đây:
– Thi công công trình trên đường bộ trong phạm vi đô thị không thực hiện đầy đủ các phương án thi công hoặc thời gian theo quy định của pháp luật;
– Thi công trên đường bộ đang khai thác không thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông theo quy định của pháp luật để xảy ra tình trạng tai nạn giao thông;
– Thi công trên đường bộ đang khai thác nhưng trong quá trình thi công không bố trí biển báo hiệu theo quy định của pháp luật, không bố trí cọc tiêu di động và không bố trí rào chắn theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, ngoài hình thức xử phạt nêu trên thì các cá nhân và tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
– Buộc phải treo biển báo thông tin công trình có đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật;
– Buộc phải thực hiện ngay các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông theo quy định của pháp luật;
– Buộc phải thực hiện ngay các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông và khôi phục lại tình trạng ban đầu do bị thay đổi bởi hành vi vi phạm hành chính của các chủ thể vi phạm.
Như vậy, hành vi tổ chức thi công trên đường bộ để xảy ra tai nạn giao thông sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân hoặc phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Điều kiện tổ chức thi công trên đường bộ đang khai thác:
Căn cứ theo quy định tại Điều 47 của Luật giao thông đường bộ năm 2019 có ghi nhận về các điều kiện trong quá trình tổ chức thi công trên đường bộ đang khai thác, cụ thể như sau:
– Khi tiến hành thi công công trình trên đường bộ đang khai thác thì chỉ được phép tiến hành khi có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, phải tiến hành xây dựng công trình theo đúng nội dung của giấy phép được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng;
– Trong quá trình thi công công trình xây dựng thì các đơn vị thi công công trình phải bố trí đầy đủ các biển báo hiệu vào rào chắn tạm thời tại nơi thi công công trình xây dựng đó, phải thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông và tránh tình trạng tắc nghẽn giao thông;
– Trong quá trình thi công công trình trên phạm vi đô thị, thì chỉ được phép đào đường để sửa chữa các công trình hoặc xây dựng mới hôm kĩ thuật dọc theo đường hoặc cắt ngang qua đường nhưng phải có kế hoạch hằng năm thống nhất trước với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực quản lý đường bộ, trừ những trường hợp có sự cố đột suất;
– Phải có phương án thi công phù hợp với thực tế và thời gian thi công thích hợp với từng đặc điểm của từng đường phố để không gây ra tình trạng tắc nghẽn giao thông;
– Khi thi công xong công trình xây dựng thì phải hoàn trả phần đường về với hiện trạng ban đầu, còn đối với các công trình ngầm thì phải lập hồ sơ hoàn công và chuyển hồ sơ hoàn công cho các cơ quan quản lý đường bộ;
– Đơn vị thi công không thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông theo quy định của pháp luật để xảy ra tình trạng tai nạn giao thông hoặc tắc nghẽn giao thông hoặc ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thì phải chịu trách nhiệm theo như phân tích ở trên.
3. Tổ chức thi công trên đường để xảy ra tai nạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Tổ chức thi công trên đường để xảy ra tai nạn trong quá trình thi công công trình xây dựng hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về sửa chữa và quản lý công trình giao thông căn cứ theo quy định tại Điều 281 của Bộ luật hình sự năm 2015. Hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành vi vi phạm quy định về quản lí, duy tu, sửa chữa công trình giao thông. Các quy định về quản lí, duy tu, sửa chữa công trình giao thông là nhằm đảm bảo cho công trình giao thông luôn ở trong tình trạng an toàn phục vụ sự lưu hành bình thường của các phương tiện giao thông. Hành vi vi phạm quy định về quản lí, duy tu, sửa chữa công trình giao thông, xét về bản chất là hành vi “tạo ra” tính mất an toàn của công trình. Điều luật liệt kê 07 loại hành vi vi phạm cụ thể có thể là hành vi khách quan của tội phạm này (từ điểm a đến điểm g khoản 1 Điều 281 Bộ luật hình sự năm 2015). Tuy nhiên, điều luật không giới hạn hành vi khách quan của tội phạm này chỉ ở 07 loại hành vi cụ thể đó. Điểm h khoản 1 Điều 281 Bộ luật hình sự năm 2015 xác định hành vi khách quan của tội phạm này còn có thể là hành vi “vi phạm quy định khác về duy tu, sửa chữa, quản lí công trình giao thông”. Điều luật quy định 3 khung hình phạt chính và 1 khung hình phạt bổ sung. Khung hình phạt cơ bản được quy định là hình phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Hai khung hình phạt tăng nặng được quy định là hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm và từ 06 năm đến 15 năm. Các dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng được quy định là các dấu hiệu thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ hoặc tài sản. Khung hình phạt bổ sung (có thể được áp dụng) là hình phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng;
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).