Cá nhân được xác định là người già, người khuyết tật đều nằm trong trường hợp là người yếu thế, nên nhận được nhiều sự quan tâm hơn về việc đảm bảo quyền lợi .Vậy mức phạt khi không ưu tiên cho người già, người khuyết tật là bao nhiêu?
Mục lục bài viết
1. Người già và người khuyết tật được nhận ưu tiên gì trong đời sống?
1.1. Một số ưu tiên dành cho người già:
– Miễn giảm phí, lệ phí:
Theo quy định tại Điều 2
– Người già còn có quyền được ưu tiên khám chữa bệnh:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Luật người cao tuổi năm 2009 thì việc ưu tiên khám chữa bệnh cho người cao tuổi sẽ được thực hiện như sau:
+ Công dân Việt Nam từ đủ 80 tuổi trở lên khi có nhu cầu khám bệnh thì sẽ được ưu tiên khám trước người bệnh khác trừ bệnh nhân cấp cứu hoặc trẻ em dưới 6 tuổi; người khuyết tật nặng;
+ Nếu cá nhân phải nằm điều trị nội trú thì sẽ được ưu tiên trong việc bố trí giường nằm phù hợp hơn.
1.2. Một số ưu tiên dành cho người khuyết tật:
– Người khuyết tật ưu tiên tuyển thẳng vào các trường trung học phổ thông:
Theo quy định tại Điều 27 Luật người khuyết tật năm 2010 quy định giáo dục đối với người khuyết tật với các nội dung dưới đây:
+ Nhà nước luôn tạo tất cả những điều kiện tốt nhất cho người khuyết tật đã cá nhân này học tập phù hợp với khả năng của người khuyết tật;
+ Người khuyết tật cũng được ưu ái hơn trong việc nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông với giáo dục phổ thông; trong quá trình tuyển sinh cũng được ưu tiên; khi tham gia vào hoạt động giáo dục sẽ được miễn giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động mà khả năng của cá nhân này không thể đáp ứng được; tham gia vào trong giáo dục thì cá nhân sẽ được miễn giảm học phí, chi phí đào tạo và các khoản đóng góp khác;
Hàng kỳ sẽ được cấp xét học bổng hỗ trợ các phương tiện đồ dùng học tập;
– Một số cá nhân là người khuyết tật sẽ được ưu tiên để ưu tiên khám chữa bệnh:
Theo Điều 23 Văn bản hợp nhất 35/VBHN-VPQH 2019 Luật người khuyết tật quy định về trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:
– Khi tiến hành thực hiện các biện pháp khám bệnh, chữa bệnh phải lựa chọn biện pháp phù hợp cho người khuyết tật;
– Luôn có sự ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho những người thuộc nhím yếu thế như người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng, trẻ em khuyết tật, người cao tuổi khuyết tật, phụ nữ khuyết tật có thai theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;
– Có trách nhiệm trong việc tư vấn các biện pháp phòng ngừa và phát hiện sớm khuyết tật; Đồng thời, hỗ trợ việc xác định khuyết tật bẩm sinh đối với trẻ em sơ sinh. Việc này được thực hiện để kịp thời có biện pháp điều trị và chỉnh hình, phục hồi chức năng phù hợp;
– Nếu nhận thấy cơ sở vật chất phục vụ khám bệnh, chữa bệnh chưa bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật thì trực tiếp thực hiện việc cải tạo, nâng cấp.
Như vậy,Cá nhân được coi là người khuyết tật thuộc đối tượng là người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng, trẻ em khuyết tật, người cao tuổi khuyết tật, phụ nữ khuyết tật có thai được ưu tiên khám chữa bệnh.
2. Mức phạt khi không ưu tiên cho người già, người khuyết tật:
Hiện nay pháp luật có nhiều quy định bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người già và người khuyết tật, bởi các cá nhân này trong đời sống có thể gặp nhiều khó khăn do sức khỏe của bản thân không đảm bảo, cần được bảo vệ, giúp đỡ. Nên những hành vi vi phạm quyền ưu tiên đối với các cá nhân này cũng đã được thể hiện rõ trên một số khía cạnh sau:
– Xử phạt vì vi phạm quy định về tham gia giao thông dành cho người khuyết tật, người cao tuổi:
Theo Điều 15, Nghị định số 130/2021/NĐ-CP ngày 30-12-2021 của Chính phủ, hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông dành cho người khuyết tật, người cao tuổi bị xử phạt. Theo đó, Cá nhân có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Thể hiện hành động không ưu tiên bán vé cho người khuyết tật, người cao tuổi khi những cá nhân này tham gia giao thông;
+ Người có trách nhiệm theo quy định của pháp luật nhưng không làm tròn trách nhiệm của mình trong việc giúp đỡ, sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện cho người khuyết tật, người cao tuổi;
+ Nếu có hành vi hoặc lời nói thể hiện sự từ chối chuyên chở người khuyết tật hoặc từ chối chuyên chở phương tiện, thiết bị hỗ trợ phù hợp của người khuyết tật bằng phương tiện giao thông công cộng.
– Xét đến trường hợp không ưu tiên khám chữa bệnh cho người khuyết tật theo quy định:
Theo Khoản 1 Điều 12 Nghị định 130/2021/NĐ-CP thì cá nhân nếu có hành vi vi phạm quy định về trách nhiệm chăm sóc sức khỏe đối với người khuyết tật của cơ sở khám chữa bệnh thì có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Không thực hiện tốt trách nhiệm của mình trong việc tư vấn biện pháp phòng ngừa và phát hiện sớm khuyết tật;
+ Không ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho một trong các đối tượng: người khuyết tật đặc biệt nặng, người cao tuổi khuyết tật, phụ nữ khuyết tật có thai theo quy định của pháp luật.
Mức phạt tiền sẽ tăng lên từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không xác định khuyết tật bẩm sinh đối với trẻ em sơ sinh.
Thậm chí có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật khi tiến hành cải tạo, sửa chữa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.”
Như vậy, trường hợp không ưu tiên khám chữa bệnh cho người khuyết tật theo quy định thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (lưu ý mức phạt này áp dụng đối với trường hợp tổ chức vi phạm, nếu cá nhân vi phạm thì mức phạt bằng 1/2, theo tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này).
– Vi phạm quy định về trách nhiệm giáo dục đối với người khuyết tật của cơ sở giáo dục:
Căn cứ Điều 13 Nghị định 130/2021/NĐ-CP thì sẽ áp dụng mức phạt tiền từ 05 triệu đến 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Xét trên thực tế về điều kiện dạy học không cho thấy sự đảm bảo về điều kiện cơ bản hỗ trợ cho quá trình dạy và học phù hợp với người khuyết tật theo quy định của pháp luật;
+ Người khuyết tật thường khó khăn trong qáu trình tiếp cận thông tin nhưng lại không cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng cho người khuyết tật theo quy định của pháp luật;
+ Gây khó khăn trong việc giảng dạy như không cho phép người khuyết tật được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của người khuyết tật không thể đáp ứng;
+ Có hành động từ chối người khuyết tật nhập học ở độ tuổi cao hơn theo quy định của pháp luật;
+ Cố tình đặt ra điều kiện tuyển sinh có nội dung hạn chế người khuyết tật, trừ một số trường hợp theo quy định của pháp luật;
+ Không thực hiện ưu tiên tuyển sinh đối với người khuyết tật theo quy định của pháp luật; Mục đích có thể nhận thấy là cản trở quyền học tập của người khuyết tật.
3. Ai là người có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi không ưu tiên bán vé cho người cao tuổi?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 37 của Nghị định số 130/2021/NĐ-CP thì thẩm quyền xử phạt đối với hành vi không ưu tiên bán vé cho người cao tuổi sẽ thuộc thẩm quyền của
– Thanh tra Giao thông vận tải có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 15 và Điều 35 của Nghị định này, cụ thể: Thanh tra viên, người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ; Chánh Thanh tra sở; Chánh Thanh tra bộ; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở;
– Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm gồm: Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ; Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của chiến sĩ công an đang thi hành nhiệm vụ; Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng,..
– Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 15 và Điều 35 của Nghị định này;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này bao gồm Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Lưu ý: Hành vi vi phạm được quy định từ Điều 38 đến Điều 45 của Nghị định này thì mức phạt tiền đã được quy định chỉ được áp dụng cho hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân vi phạm.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất 35/VBHN-VPQH 2019 Luật người khuyết tật;
– Luật Người cao tuổi năm 2009;
– Nghị định số 130/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em.