Hiện nay, vấn nạn học đường xảy ra ở một số trường học rất phức tạp. Điển hình trong đó là việc ép buộc bạn học nghỉ học vì lý do giới tính. Vậy theo quy định hiện nay thì mức phạt khi ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính như thế nào.
Mục lục bài viết
1. Mức phạt khi ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính:
Câu hỏi: Chị Phương ở Hải Phòng đặt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi có câu hỏi muốn được luật sư giải đáp như sau: Tôi có đưa con gái nay đang học lớp 11 của một trường chuyên Sinh. Cháu học rất ngoan và có thành tích tốt trong học tập, được bằng khen của thành phố và là học sinh được thầy cô trong trường rất yêu quý. Thời gian gần đây, tôi thấy cháu có những biểu hiện lạ, thường xuyên bảo mẹ xin nghỉ học và thường xuyên lấy lý do ốm để được nghỉ học. Sau nhiều lần cố tình đưa con đi du lịch để tâm sự với con thì tôi mới biết ra con tôi thích con gái. Bởi vì con thích con gái nên các bạn trong lớp thường xuyên gây gỗ để đánh đập, nói xấu con, cô lập con và luôn tìm cách để hạ bệ con. Con đi học luôn trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi và sợ hải. Nhiều lần các bạn trong lớp đã ép buộc con nghỉ học nếu không các bạn sẽ đánh đập. Đó là lý do mà dạo gần đây tôi thấy con hay ở nhà, Vậy đối với trường hợp ép con tôi nghỉ học thì có vi phạm pháp luật hay không? Nếu có thì hành vi này bị phạt như thế nào? Mong Luật sư giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Chào chị Phương, cảm ơn chị đã đặt câu hỏi cho chúng tôi, dựa trên các quy định mới nhất của pháp luật, chúng tôi xin giải đáp câu hỏi của chị như sau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 và điểm a khoản 7 Điều 9 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến giáo dục, đào tạo như sau:
– Đối với hành vi vận động, ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Ngoài mức phạt tiền thì còn áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc phải khôi phục lại quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này;
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới đối với cá nhân được xác định là 30.000.000 đồng.
Mức phạt tiền được quy định áp dụng đối với các hành vi trên được quy định áp dụng đối với cá nhân, trong trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như cá nhân thì mức phạt tiền được xác định bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó, đối với hành vi ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính đó là một trong những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến giáo dục, đào tạo.
Như vậy, căn cứ theo quy định nê trên thì đối với hành vi ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính có thể bị phạt tiền có giá trị từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân và có giá trị từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức. Đồng thời, buộc khôi phục quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm.
2. Vi phạm quy định về bình đẳng giới có bị xử phạt hình sự không?
Căn cứ theo quy định Điều 165 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội xâm phạm quyền bình đẳng giới, cụ thể như sau:
– Phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm đối với người nào vì lý do giới mà thực hiện hành vi dưới bất kỳ hình thức nào cản trở người khác tham gia hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
– Phạt tiền có giá trị từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi;
+ Thực hiện phạm tội 02 lần trở lên;
+ Thực hiện phạm tội đối với 02 người trở lên.
– Ngoài ra, người phạm tội còn có thể sẽ bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, người có hành vi xâm phạm quy định về bình đẳng giới thì có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền có giá trị từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm, phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Ngoài ra, người có hành vi trên còn có thể sẽ bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
3. Trưởng Công an huyện có thẩm quyền xử phạt hành vi ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 20 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Phân định về thẩm quyền có trách nhiệm xử phạt vi phạm hành chính như sau:
– Lực lượng Công an nhân dân sẽ có thẩm quyền để xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 6, 7, 9, 11, 12 và 13 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 17 Nghị định này và trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân như sau:
– Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao có thẩm quyền xử lý như sau:
+ Ra quyết định phạt cảnh cáo;
+ Ra quyết định phạt tiền có giá trị đến 6.000.000 đồng;
+ Tiến hành tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn;
+ Tiến hành tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 12.000.000 đồng;
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì lực lượng Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến giáo dục, đào tạo theo thẩm quyền quy định và trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Như vậy, trưởng Công an huyện có các quyền thực hiện theo quy định cụ thể trên. Trong đó Trưởng Công an huyện có quyền phạt tiền có giá trị đến 6.000.000 đồng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định nên đối với hành vi ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính bị phạt tiền có giá trị từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền có giá trị từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức. Ngoài ra, buộc khôi phục quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm thì Trưởng Công an huyện có thẩm quyền xử phạt.
Trên đây là tư vấn của Luật sư Luật Dương Gia các nội dung mà liên quan đến mức phạt khi ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính. Trường hợp quý bạn cần những hỗ trợ cụ thể hay những giải đáp hợp lý, cụ thể hơn thì quý bạn đọc có thể liên hệ qua số điện thoại hotline 1900.6568 thì sẽ được chúng tôi hỗ trợ tư vấn cho quý bạn đọc nhé.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017;
Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới.