Hiện nay nhiều người hiểu lầm rằng, đi xe dung tích 50cc không cần đội mũ bảo hiểm. Vậy câu hỏi đặt ra: Pháp luật quy định như nào về mức phạt đối với hành vi đi xe dung tích 50cc nhưng không đội mũ bảo hiểm?
Mục lục bài viết
1. Mức phạt khi đi xe dung tích 50cc không đội mũ bảo hiểm?
1.1. Đi xe dung tích 50cc có cần đội mũ bảo hiểm không?
Xe máy với dung tích 50cc hiện nay đã trở nên phổ biến với giới trẻ. Nhiều câu hỏi đặt ra, sử dụng xe máy với dung tích 50cc liệu có cần phải đội mũ bảo hiểm hay không? Để trả lời cho câu hỏi này thì cần phải tìm hiểu quy định của pháp luật về giao thông đường bộ. Căn cứ theo Điều 30 của Luật Giao thông đường bộ năm 2019 hiện hành có quy định về vấn đề này như sau: Đối với những chủ thể là người điều khiển và người ngồi trên xe mô tô và xe gắn máy cần phải thực hiện đúng quy định của pháp luật, cần phải đảm bảo trong quá trình lưu thông của xe, các chủ thể là người điều khiển và người ngồi trên xe mô tô 2 bánh và các loại xe mô tô 3 bánh, ngồi trên xe gắn máy đều phải thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ về đội mũ bảo hiểm có cài quai theo đúng quy cách, quy định này là phù hợp để đảm bảo an toàn tính mạng cho các chủ thể khi tham gia giao thông.
Như vậy thì có thể thấy, theo quy định phân tích ở trên thì người điều khiển xe mô tô 2 bánh hoặc xe mô tô 3 bánh, người điều khiển xe gắn máy phải tiến hành hoạt động đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách theo quy định của pháp luật, trừ những trường hợp chở người bị bệnh đi cấp cứu, hoặc trẻ em dưới 6 tuổi, hoặc đang tiến hành hoạt động áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật. Khi sử dụng các dòng xe máy 50cc nói chung thì theo quy định của pháp luật hiện nay vẫn cần phải tiến hành hoạt động đăng ký xe và đội mũ bảo hiểm đầy đủ. Bởi nhìn chung thì tất cả các dòng xe gắn máy đều phải thực hiện hoạt động đăng ký xe và cấp biển số. Vì vậy nếu như các chủ thể nghĩ rằng mua xe máy 50cc thì sẽ không cần làm thủ tục đăng ký xe là một suy nghĩ sai lầm. Các thủ tục đăng ký xe và thủ tục cấp biển cho loại xe máy 50cc vẫn sẽ được tiến hành và thực hiện như những dòng xe máy dung tích lớn thông thường khác. Đồng thời, thì quá trình điều khiển các loại xe máy này đều phải đội mũ bảo hiểm theo đúng quy định về luật an toàn giao thông đường bộ, áp dụng cho cả người điều khiển lẫn người ngồi trên xe.
Vì vậy mà việc các bạn học sinh hiện nay sử dụng các dòng xe máy này thường xuyên không đội mũ bảo hiểm trong quá trình tham gia giao thông trên đường bộ là hành vi vi phạm pháp luật giao thông, vì thế có thể bị xử phạt tùy vào mức độ và hậu quả khác nhau khi bị lực lượng chức năng kiểm tra và phát hiện.
1.2. Mức phạt khi đi xe dung tích 50cc không đội mũ bảo hiểm:
Theo điểm i khoản 2 Điều 6 của
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Người điều khiển, người ngồi trên xe không tuân thủ quy định của pháp luật về việc đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô và xe máy, hoặc có đội mũ bảo hiểm tuy nhiên không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;
– Chở người ngồi trên xe không đội tuân thủ quy định về việc mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy, hoặc có đội mũ bảo hiểm tuy nhiên đội mũ không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
Như vậy, theo quy định đã nêu rõ về mức xử phạt đối với các chủ thể là người điều khiển và người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Như vậy, việc điều khiển xe có dung tích 50cc không đội mũ bảo hiểm vẫn bị xử phạt hành chính về vấn đề không đội mũ bảo hiểm, cụ thể mức phạt tiền giao động từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.
2. Quy định về thủ tục xử phạt lỗi đi xe dung tích 50cc không đội mũ bảo hiểm:
Theo như phân tích ở trên thì loại xe máy có dung tích 50cc khi đưa vào lưu thông trên đường bộ thì các chủ thể điều khiển và các chủ thể ngồi sau cần phải tuân thủ quy định về đội mũ bảo hiểm. Mức phạt tiền đối với hành vi đi xe dung tích 50cc nhưng không đội mũ bảo hiểm theo quy định đã phân tích nêu trên sẽ dao động với mức phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng. Vậy thì đặt ra câu hỏi, nếu rơi vào trường hợp bị xử phạt với nỗi này thì thủ tục xử phạt hiện nay được pháp luật ghi nhận như thế nào? Theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính cụ thể là Điều 58 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020 có quy định về việc: Đối với trường hợp mức xử phạt vi phạm hành chính trên 250.000 đồng thì chủ thể có thẩm quyền đó là cảnh sát giao thông đã tiến hành lập biên bản hành chính theo quy định của pháp luật. Cụ thể, quá trình lập biên bản xử lý vi phạm hành chính được ghi nhận như sau:
Thứ nhất, khi cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính thì trong biên bản này cần phải ghi rõ những thông tin cần thiết như: ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình …
Thứ hai, biên bản xử phạt vi phạm hành chính cần phải được lập thành 2 bản, 1 bản cơ quan nhà nước có thẩm quyền giữ và 1 bản sẽ phải giao cho người bị xử phạt, 2 bản này có giá trị pháp lý tương đương nhau. Ngoài ra thì phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm tiến hành ký kết và biên bản đó.
Thứ ba, về thời gian chấp hành hình phạt, thì các chủ thể bị xử phạt cần phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, căn cứ theo quy định tại Điều 73 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020 thì trong thời hạn luật định đó là 10 ngày, được tính kể từ ngày nhận quyết định xử phạt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các chủ thể bị xử phạt cần phải đến cơ quan công an nộp phạt theo như đúng thời gian đã quy định.
3. Quy định về độ tuổi được đi xe máy dung tích 50cc:
Nhiều phụ huynh hiện nay vẫn còn thắc mắc rằng, học sinh ở độ tuổi nào thì sẽ được phép lái xe có dung tích 50cc. Căn cứ theo quy định tại Điều 60 của Luật Giao thông đường bộ năm 2019 hiện hành có quy định về độ tuổi lái xe, cụ thể như sau:
– Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích dưới 50cm3;
– Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50cc trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
– Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
– Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
– Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
– Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
Như vậy thì có thể thể thấy, chào quy định đã phân tích ở trên thì, những người đủ 16 tuổi trở lên mới được phép tiến hành điều khiển xe máy với dung tích 50cc. Nếu như không có ứng được độ tuổi này thì sẽ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Không đủ độ tuổi lái xe 50cc tùy vào từng tính chất và mức độ cũng như hậu quả xảy ra khác nhau mà mức phạt cũng sẽ được quy định khác nhau. Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng, có thể thấy mức phạt đối với hành vi này như sau:
– Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô;
– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50cc trở lên.
Đối với chủ phương tiện giao xe hoặc để cho người chưa đủ tuổi điều khiển xe tham gia giao thông, Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng, quy định xử phạt như sau:
– Chủ phương tiện (trong trường hợp là cá nhân): Phạt tiền từ 800.000 – 2.000.000 đồng;
– Chủ phương tiện (trong trường hợp là tổ chức): Phạt tiền từ 1.600.000 – 4.000.000 đồng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020;
– Luật Giao thông đường bộ năm 2019;
– Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.