Lợi dụng tâm lý tin và nghe theo của nhiều người, các video truyền bá mê tín dị đoan trên mạng xã hội ngày càng nhiều. Vậy mức xử phạt đối với hành vi đăng video mê tín dị đoan trên mạng xã hội được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức phạt khi đăng video mê tín dị đoan lên mạng xã hội:
Tín ngưỡng tâm linh và mê tín dị đoan là hai phạm trù rất mong manh. Tín ngưỡng tâm linh được pháp luật tôn trọng và bảo vệ còn hoạt động mê tín dị đoan là một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật, cần phải được ngăn chặn để đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong đời sống. Thực tế hiện nay trên mạng xã hội chúng ta dễ dàng bắt gặp nhiều phong chào xem bói online, thậm chí có một thời gian nhiều người còn đăng video mê tín dị đoàn truyền bá hiện tượng các em bé búp bê hay còn được gọi là “kumanthong” … các hành vi này thu về số tiền không hề ít từ cộng đồng mạng. Đặc biệt là hành vi đăng tải video mê tín dị đoan trên mạng xã hội trong đó có cả đối tượng trẻ em sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những đoạn clip này. Pháp luật hiện nay có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi truyền bá các video mê tín dị đoan trên mạng xã hội. Có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào tính chất và mức độ hậu quả của hành vi gây ra trên thực tế.
Căn cứ theo quy định tại Điều 101 của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dich điện tử (sau được sửa đổi tại Nghị định số 14/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản), có quy định về mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội. Theo đó, hành vi đăng tải các video mê tín dị đoan trên mạng xã hội sẽ bị xử phạt với mức phạt như sau:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật sau đây:
– Cung cấp hoặc chia sẻ các thông tin giả mạo, cung cấp và chia sẻ các thông tin sai sự thật nhằm mục đích xuyên tạc và vu khống hoặc xúc phạm danh dự nhân phẩm uy tín của các cá nhân tổ chức, xúc phạm danh dự nhân phẩm và uy tín của các cá nhân khác trong xã hội;
– Cung cấp và chia sẻ thông tin cổ xuý cho các hủ tục lạc hậu, chia sẻ các thông tin truyền bá mê tín dị đoan, dâm ô và đồi trụy, không phụ thuộc với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam;
– Cung cấp và chia sẻ các thông tin miêu tả tỷ mỉ về hành vi chém giết, về hành vi tai nạn giao thông và các hoạt động kinh dị khác;
– Cung cấp và chia sẻ các thông tin bịa đặt gây hoang mang trong quần chúng nhân dân kích động bạo lực, truyền bá tội ác và tệ nạn xã hội, truyền bá hành vi đánh bạc hoặc phục vụ cho hoạt động đánh bạc trái phép;
– Cung cấp và chia sẻ các thông tin tác phẩm báo chí và văn học nghệ thuật, các tác phẩm khi không được sự đồng ý của các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành trên thực tế bởi cơ quan có thẩm quyền hoặc đã có quyết định cấm lưu hành và tịch thu có hiệu lực;
– Cung cấp và chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam tuy nhiên không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia dân tộc;
– Quảng cáo và tuyên truyền các thông tin về hàng hóa dịch vụ bị cấm lưu thông trái quy định pháp luật;
– Cung cấp và chia sẻ các đường dẫn kết nối với thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.
Như vậy có thể nói, hành vi đăng tải các video mê tín dị đoan trên mạng xã hội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo những phân tích nêu trên.
2. Đăng video mê tín dị đoan lên mạng xã hội có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hành vi đăng video mê tín dị đoan lên mạng xã hội hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành nghề mê tín dị đoan căn cứ theo quy định tại Điều 320 của Bộ luật hình sự năm 2015 khi gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành vi bói toán, đồng bóng hoặc hành vi mê tín, dị đoan tương tự khác. Trong đó, bói toán là việc đưa ra các khẳng định về quá khứ cũng như dự đoán về tương lai của một người hoặc của cả gia đình hay dòng họ; đồng bóng là khái niệm để chỉ việc để thần thánh hoặc người đã chết phát ngôn qua người sống. Bói toán, đồng bóng là hai hình thức mê tín, dị đoan có tính phổ biến hơn cả nên được xác định cụ thể trong điều luật. Ngoài ra Điều 320 còn xác định những hành vi mê tín, dị đoan khác cũng có thể là hành vi khách quan của tội phạm này. Hành vi trên đây chỉ cấu thành tội phạm trong trường hợp chủ thể thực hiện hành vi là người đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này mà chưa được xoá án tích.
Người có hành vi lan truyền video mê tín dị đoan trên mạng xã hội có thể bị phạt với hình phạt cao nhất lên đến 10 năm tù. Điều luật quy định 2 khung hình phạt chính và 1 khung hình phạt bổ sung. Khung hình phạt cơ bản được quy định là hình phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Khung hình phạt tăng nặng được quy định là hình phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. Dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng được quy định chủ yếu là các dấu hiệu hậu quả của tội phạm (thiệt hại về người, ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội).(1) Khung hình phạt bổ sung (có thể được áp dụng) là hình phạt phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
3. Những hành vi bị nghiêm cấm trên không gian mạng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của
– Hành vi đăng tải và phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung vi phạm quy định pháp luật;
– Chiếm đoạt tài sản và tổ chức đánh bạc hoặc đánh bạc sử dụng mạng internet, vi phạm bản quyền về lĩnh vực sở hữu trí tuệ trên không gian mạng;
– Giả mạo các trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các cá nhân trong xã hội, có hành vi trao đổi trái phép thông tin của các loại thẻ tín dụng vào tài khoản ngân hàng của người khác, phát hành và cung cấp trái phép các phương tiện thanh toán dưới bất kỳ hình thức nào;
– Tuyên truyền và mua bán hàng hóa và các loại dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật, có hành vi hướng dẫn người khác thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác;
– Hành vi sử dụng không gian mạng và sử dụng công nghệ thông tin cùng với các phương tiện điện tử để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về an ninh trật tự và an toàn xã hội;
– Tổ chức các hoạt động xúi giục và huấn luyện người dân chống lại nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Xuyên tạc lịch sử và phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc và phân biệt đối xử về chúng tộc, xúc phạm tôn giáo và xúc phạm tín ngưỡng;
– Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong quần chúng du lịch hoặc có các hành vi gây thiệt hại đến hoạt động kinh tế xã hội tạo ra những điều kiện khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và người thi hành công vụ;
– Hoạt động mại dâm và tệ nạn xã hội, hoạt động mua bán người và đăng tải các thông tin về tội ác, phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam và đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Như vậy cần phải tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về không gian mạng và nếu như bất kỳ một đối tượng nào thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm trên không gian mạng theo phân tích nêu trên thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dich điện tử;
– Nghị định số 14/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản.