Đăng tải thông tin sai lệch về an toàn thực phẩm có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người. Vậy, mức xử phạt khi đăng tải thông tin về an toàn thực phẩm sai hiện nay được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức phạt khi đăng tải thông tin về an toàn thực phẩm sai:
An toàn thực phẩm là một trong những vấn đề liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người, duy trì và phát triển nói giống trong xã hội cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Vì vậy, vấn đề an toàn thực phẩm đang được quan tâm trên phạm vi quốc gia và trên phạm vi quốc tế. Thời gian qua Việt Nam đã ban hành một loạt các văn bản pháp luật nhằm mục đích kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung và hoạt động thương mại trong lĩnh vực này nói riêng. Đây cũng được xem là cơ sở pháp lý vô cùng quan trọng để cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình quản lý nhà nước đảm bảo an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại, qua đó cũng góp phần không nhỏ vào việc đảm bảo sức khỏe của nhân dân. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn không ít đối tượng có hành vi đăng tải thông tin sai lệch về an toàn thực phẩm. Căn cứ theo quy định tại Điều 23 của
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với những đối tượng có hành vi quảng cáo thực phẩm trái quy định của pháp luật, có hành vi quảng cáo và truyền bá thực phẩm bảo vệ sức khỏe không có nội dung khuyến cáo về việc thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với những đối tượng có hành vi không cung cấp thông tin đầy đủ về an toàn thực phẩm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với những đối tượng có hành vi quảng cáo thực phẩm không có nội dung đăng tải, quảng cáo thực phẩm có nội dung trích dẫn hoặc nêu ý kiến của người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh;
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với những đối tượng có hành vi vi phạm quy định của pháp luật sau:
+ Phát hành tài liệu và phát hành ấn phẩm thông tin giáo dục, phát hành ấn phẩm truyền thông về an toàn thực phẩm không chính xác và không đúng sự thật;
+ Có hành vi đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng về an toàn thực phẩm không chính xác là không đúng sự thật.
– Biện pháp khắc phục hậu quả có thể được áp dụng trong trường hợp này bao gồm: Buộc thu hồi tài liệu và ấn phẩm đã phát hành, bắt buộc tiêu hủy tài liệu và ấn phẩm đã phát hành trên thị trường, bắt buộc tháo gỡ hoặc xóa bỏ quảng cáo đối với hành vi vi phạm quy định của pháp luật, bắt buộc cải chính thông tin theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, người có hành vi đăng tải thông tin sai lệch về an toàn thực phẩm sẽ có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên. Ngoài ra những đối tượng có hành vi đăng tải thông tin sai lệch về an toàn thực phẩm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là buộc cải chính thông tin đối với hành vi vi phạm.
2. Thời hiệu xử phạt hành chính đối với hành vi đăng tải thông tin về an toàn thực phẩm sai:
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022 có quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó thì, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được xác định là một 01 theo quy định của pháp luật, trừ những trường hợp cơ bản sau đây: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán ta hóa đơn, vi phạm hành chính trong hoạt động phí và lệ phí theo quy định của pháp luật, vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm và quản lý giá cả, vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, xây dựng và lĩnh vực thủy sản, lâm nghiệp và điều tra quy hoạch, vi phạm trong lĩnh vực thăm dò và khai thác cũng như sử dụng các nguồn tài nguyên nước, hoạt động dầu khí trái quy định của pháp luật và hoạt động khai thác khoáng sản khác, vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và năng lượng nguyên tử, vi phạm trong quá trình quản lý và phát triển các khu nhà ở và các công trình công sở, vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai và đê điều, vi phạm trong lĩnh vực xuất bản và xuất nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa và buôn bán hàng cấm hàng giả trái quy định của pháp luật, quản lý lao động nước ngoài thì thời hiệu xử phạt hành chính sẽ được xác định là 02 năm.
Như vậy thì có thể nói, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các cá nhân có hành vi đăng tải thông tin sai lệch về an toàn thực phẩm được xác định là 01 năm theo như phân tích nêu trên.
3. Thẩm quyền xử phạt hành vi đăng tải thông tin về an toàn thực phẩm sai:
Theo khoản 1 Điều 35 của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm (sau được sửa đổi bởi Nghị định số 124/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế), có quy định về phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm như sau: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24, Điều 25, Điều 26 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 28 của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 28 của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm (sau được sửa đổi bởi Nghị định số 124/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế), có quy định về quyền của chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
– Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
– Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k và l khoản 3 Điều 2 của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
Như vậy, người đăng tải trên mạng thông tin về an toàn thực phẩm không chính xác có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bởi chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2022;
– Nghị định số 115/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm;
– Nghị định số 124/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.