Trợ cấp xã hội là hoạt động đầy tính nhân văn. Với những nội dung chính sách pháp luật đầy tính nhân văn một khoản trong ngân sách nhà nước đã và đang được làm quỹ để phục vụ cho trợ cấp xã hội hàng tháng cho người yếu thế trong xã hội. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều đối tượng lợi dụng chính sách này, thực hiện hành vi khai gian hồ sơ để hưởng trợ cấp hàng tháng. Đây là hành vi đáng phê phán và chịu xử phạt theo pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Mức phạt khai gian hồ sơ để hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng:
Khai gian hồ sơ là khi cung cấp thông tin sai lệch có hành vi lừa dối cố ý và nhằm chiếm đoạt được một lợi ích nhất định. Như vậy khai gian hồ sơ để đủ điều kiện hưởng trợ cấp xã hội là hành vi vi phạm pháp luật cung cấp các thông tin sai lệch không đúng sự thật nhằm chiếm đoạt lợi ích từ cơ quan bảo hiểm xã hội đi ngược lại chuẩn mực đạo đức xã hội, khiến cho nhà nước mất thêm một khoản không nhỏ để chu cấp cho những hoàn cảnh không thực sự khó khăn.
1.1. Hình phạt chính:
Căn cứ tại điều 6 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động chăm sóc, trợ giúp xã hội cho trẻ em quy định như sau:
Khung phạt 1: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 250.000 đồng đối với hành vi khai báo gian dối nhằm được hưởng trợ giúp xã hội khẩn cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
Khung phạt 2: Phạt tiền từ 250.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi khai báo gian dối nhằm được hưởng trợ giúp xã hội cho từ 02 người đến dưới 10 người;
Khung phạt 3: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng cho hành vi khai báo gian dối để được hưởng trợ giúp xã hội đối với từ 10 người trở lên.
Khung phạt 4: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Khai báo gian lận để được hưởng trợ giúp xã hội hàng tháng;
b) Khai báo gian lận để được hưởng trợ cấp tiền chăm sóc, nuôi dưỡng theo tháng;
c) Khai báo gian lận để được đưa vào các cơ sở trợ giúp xã hội hoặc cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng bắt buộc.
1.2. Biện pháp khắc phục:
– Buộc trả về số lợi bất hợp pháp có được khi thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và điểm a, điểm b khoản 4 Điều 6 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP.
– Dừng trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc nơi chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung đối với hành vi vi phạm tại điểm c khoản 4 Điều điều 6 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP.
Như vậy, có thể thấy việc quy định mức phạt tiền đối với trường hợp khai gian để hưởng trợ cấp hàng tháng còn khá nhẹ nhàng tuy nhiên cũng đủ sức giáo dục răn đe. Và tùy vào mức độ nặng nhẹ gian dối càng nhiều người thì mức phạt càng cao lên và biện pháp khắc phục hậu quả là áp dụng ở mọi khung phạt. Hình thức phạt tiền còn nhẹ tuy nhiên thì biện pháp khắc phục khá hợp lí vì hộ đã nhận khoản trợ cấp gian dối vì vậy họ phải bồi hoàn và trả lại toàn bộ số lợi bất hợp pháp mà họ chiếm đoạt việc khai báo gian dối thông tin hồ sơ để hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo các quy định nêu trên.
2. Đối tượng và mức hưởng trợ cấp hàng tháng:
Điều 5, 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng và mức hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:
Trường hợp 1: Đối với đối tượng trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;
+ Mồ côi cả cha và mẹ;
+ Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
+ Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
+ Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
+ Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
+ Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
+ Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Mức hưởng trợ cấp hàng tháng của các đối tượng trên như sau:
+ Đối với trường hợp dưới 4 tuổi là 900.000 đồng/tháng;
+ Đối với trường hợp từ đủ 4 tuổi trở lên là 540.000 đồng/tháng.
Trường hợp 2: Đối với đối tượng Người thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng tối đa không quá 22 tuổi.
Mức hưởng trợ cấp hàng tháng của các đối tượng trên như sau: là 540.000 đồng/tháng
Trường hợp 3: Đối với đối tượng : Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo.
Mức hưởng trợ cấp hàng tháng của các đối tượng trên như sau:
+ Đối với đối tượng dưới 4 tuổi là 900.000 đồng;
+ Đối với đối tượng từ đủ 4 tuổi đến dưới 16 tuổi là 720.000 đồng.
Trường hợp 4: Đối với trường hợp: Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại mục (2) (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con).
Mức hưởng trợ cấp hàng tháng của các đối tượng trên như sau: là 360.000 đồng đối với mỗi một con đang nuôi.
Trường hợp 5: Nhóm đối tượng: Người đó thuộc một trong những trường hợp quy định sau đây:
– Người lớn tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
Mức hưởng trợ cấp hàng tháng của nhóm đối tượng trên như sau:
+ đối với đối tượng kể trên từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi là 540.000 đồng/tháng
+ đối với đối tượng kể trên từ đủ 80 tuổi trở đi là 720.000 đồng/tháng
-Người lớn tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ gia đình chính sách không thuộc diện quy định (5.1) đang sống tại khu vực trung tâm xã, thôn bản vùng đồng bào DTTS và miền núi có điều kiện.
Mức hưởng trợ cấp hàng tháng là 360.000 đồng/tháng.
– Người từ đủ 80 tuổi trở đi không thuộc diện (5.1) mà không có tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng và trợ cấp xã hội hàng tháng.
Mức trợ cấp trợ cấp hàng tháng là 360.000 đồng/tháng.
– Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có thân nhân sống ở địa phương, đủ tiêu chuẩn đưa vào đối tượng bảo trợ xã hội nhưng có người nhận trông nom, giáo dục tại cộng đồng.
Mức hưởng trợ cấp hàng tháng là 1.080.000 đồng/tháng.
Trường hợp 6: Các đối tượng: Người khuyết tật nghiêm trọng và người khuyết tật rất nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật.
Mức hưởng trợ cấp hàng tháng của những đối tượng trên như sau:
+ đối với người khuyết tật đặc biệt nặng là 720.000 đồng
+ đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người lớn tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng là 900.000 đồng + đối với người khuyết tật bình thường là 540.000 đồng
+ đối với trẻ em khuyết tật khác hoặc người lớn tuổi là người khuyết tật nặng là 720.000 đồng.
Trưởng hợp 7: Đối với đối tượng Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng quy định tại các mục (1) , (3) và (6) đang sống tại khu vực trung tâm xã, thôn bản của vùng DTTS và miền núi có điều kiện.
Mức hưởng trợ cấp hàng tháng của nhóm đối tượng trên như sau: 540.000 đồng/tháng.
Trường hợp 8: Đối với đối tượng: Người bị HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn sống cố định hàng tháng từ tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp đóng bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp hàng tháng.
Mức hưởng trợ cấp hàng tháng của nhóm đối tượng trên như sau: 540.000 đồng/tháng.
3. Vai trò của việc trợ cấp hàng tháng:
Đây là một khoản hỗ trợ nhỏ về mặt kinh tế tài chính giúp cho những đối tượng đang rơi vào tình trạng khó khăn có thể vượt qua khó khăn, trở ngại trong cuộc sống, quay trở lại cuộc sống bình thường. Thể hiện tính thần dân tộc “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”.
Khoản trợ cấp này cũng thể hiện sự quan tâm của Đảng nhà nước và chính phủ và cùng toàn thể xã hội đối với các đối tượng yếu thế trong xã hội cần được chăm sóc, hỗ trợ để có thể cùng nhau phát triển, xây dựng đất nước phát triển bền vững, đúng với tiêu chí “không ai bị bỏ lại phía sau” mà Thủ tướng Chính Phủ đã phát biểu trước đây.
Trợ cấp hàng tháng không nhiều tuy nhiên đã đem đến một phần thu nhập ổn định giúp cho những hoàn cảnh khó khăn bớt cực khổ và góp phần cải thiện đời sống của chính họ.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em;
– Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.