Hợp tác xã là tổ chức hoạt động dưới mô hình kinh tế tập thể, có tư cách pháp nhân nên luôn chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật. Vậy khi hợp tác xã thay đổi điều lệ mà không thông báo tới cơ quan có thẩm quyền thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức phạt hợp tác xã không thông báo khi thay đổi điều lệ:
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế được thành lập nhằm mục đích hợp tác, tương trợ lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng. Việc hợp tác và phát triển cộng đồng của hợp tác xã thể hiện nhu cầu của các thành viên có ý thức tinh thần xây dựng tập thể, cùng nhau hợp tác phát triển kinh tế. Cũng giống như các doanh nghiệp, trong quá trình hoạt động kinh doanh của hợp tác xã cũng có những thay đổi nhất định, những thay đổi này chịu sự quản lý chặt chẽ bởi quy định pháp luật.
Để phục vụ cho hoạt động quản lý của Nhà nước, khi hợp tác xã thay đổi những thông tin đã đăng ký thì hợp tác xã phải có trách nhiệm thông báo đến cơ quan có thẩm quyền biết để điều chỉnh những thay đổi đó trên giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật hợp tác xã 2012 quy định về việc thay đổi nội dung đăng ký của hợp tác xã, theo đó trường hợp hợp tác xã thay đổi nội dung điều lệ thì phải gửi thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận đăng ký trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thay đổi. Điều này phục vụ cho hoạt động quản lý của cơ quan Nhà nước trong phát triển kinh tế, xã hội.
Như vậy, khi thay đổi điều lệ hợp tác xã phải gửi thông báo đến cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hợp tác xã thay đổi nội dung điều lệ.
Trường hợp Hợp tác xã thay đổi nội dung điều lệ nhưng không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền được coi là hành vi vi phạm pháp luật, do đó sẽ bị xử phạt theo quy định. Căn cứ theo Điều 66 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, việc hợp tác xã không gửi thông báo thay đổi nội dung điều lệ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày hợp tác xã thay đổi nội dung điều lệ thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Đồng thời, hợp tác xã buộc phải gửi thông báo về việc thay đổi nội dung điều lệ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
Theo đó, có thể thấy hợp tác xã sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu thay đổi điều lệ mà không thông báo trong thời hạn pháp luật quy định.
2. Điều lệ của hợp tác xã bao gồm những nội dung gì?
Điều lệ của hợp tác xã là văn bản cam kết các thông tin về việc thành lập và hoạt động của hợp tác xã, được xác lập bởi tất cả thành viên, được xây dựng dựa trên pháp luật hợp tác xã và phải được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Theo quy định tại Điều 21 Luật hợp tác xã 2012, nội dung điều lệ của hợp tác xã bao gồm các thông tin sau:
– Tên gọi chính thức của hợp tác xã, địa chỉ trụ sở chính; hoặc biểu tượng (nếu có);
– Mô tả mục tiêu và mục đích hoạt động chính của hợp tác xã.
– Ngành, nghề sản xuất, hợp tác kinh doanh của hợp tác xã;
– Đối tượng, điều kiện, thủ tục kết nạp, thủ tục chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên; biện pháp xử lý đối với thành viên, hợp tác xã thành viên nợ quá hạn;
– Mức độ thường xuyên sử dụng sản phẩm, dịch vụ; giá trị tối thiểu của sản phẩm, dịch vụ mà thành viên, hợp tác xã thành viên phải sử dụng;
– Quyền và nghĩa vụ của các thành viên hợp tác xã;
– Quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phương thức hoạt động của các bộ phận quản lý, điều hành hợp tác xã;
– Nêu rõ thể thức bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên; bộ phận giúp việc cho hợp tác xã;
– Số lượng thành viên, cơ cấu và nhiệm kỳ của hội đồng quản trị, ban kiểm soát; trường hợp thành viên hội đồng quản trị đồng thời làm giám đốc (tổng giám đốc);
– Trình tự, thủ tục tiến hành đại hội thành viên và thông qua quyết định tại đại hội thành viên; tiêu chuẩn đối với đại biểu tham dự đại hội đại biểu thành viên;
– Vốn điều lệ, mức vốn góp tối thiểu, hình thức góp vốn và thời hạn góp vốn; trả lại vốn góp; tăng, giảm vốn điều lệ;
– Việc cấp, cấp lại, thay đổi, thu hồi giấy chứng nhận vốn góp;
– Nội dung hợp đồng dịch vụ giữa hợp tác của hợp tác xã;
– Việc cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm mà hợp tác xã cam kết cung ứng;
– Các khoản đầu tư, góp vốn, mua cổ phần, liên doanh, liên kết; thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã;
– Lập quỹ; tỷ lệ trích lập quỹ; phương thức phân phối thu nhập;
– Quản lý tài chính, sử dụng và xử lý tài sản, vốn, quỹ và các khoản lỗ; các loại tài sản không chia;
– Nguyên tắc trả thù lao và tiền lương, tiền công cho người điều hành và người lao động;
– Cách thức xử lý vi phạm điều lệ và nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
– Sửa đổi, bổ sung điều lệ;
– Các nội dung khác do đại hội thành viên quyết định nhưng không trái với quy định của pháp luật.
3. Thủ tục đăng ký thay đổi nội dung điều lệ của hợp tác xã:
Khi thay đổi nội dung điều lệ, hợp tác xã phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Căn cứ tại Điều 17
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
– Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung điều lệ (nội dung giấy đề nghị phải đầy đủ các thông tin theo quy định).
– Nghị quyết của đại hội thành viên hoặc quyết định bằng văn bản của hội đồng quản trị về việc thay đổi nội dung đăng ký của hợp tác xã.
Bước 2: Nộp hồ sơ.
Hợp tác xã nộp hồ sơ thay đổi nội dung điều lệ tại cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.
Bước 3: Giải quyết yêu cầu.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đăng ký thay đổi của hợp tác xã, cơ quan đăng ký hợp tác xã thực hiện đăng ký thay đổi cho hợp tác xã theo quy định.
4. Những lưu ý khi thay đổi điều lệ hợp tác xã:
Khi thay đổi điều lệ hợp tác xã, có một số điều quan trọng cần lưu ý để đảm bảo quá trình thay đổi diễn ra đúng quy trình và tránh gây ra các vấn đề pháp lý:
– Thực hiện đúng quy trình pháp luật quy định:
+ Tổ chức họp đại hội đồng quản trị và lấy ý kiến của các thành viên trong hội đồng;
+ Hội đồng quản trị phải quyết định bằng văn bản về việc thay đổi nội dung điều lệ.
Điều này, đảm bảo quá trình quyết định thay đổi điều lệ diễn ra dân chủ và được sự ủng hộ của đa số thành viên hợp tác xã.
– Ghi chú đầy đủ và rõ ràng nội dung thay đổi trong điều lệ mới: Xác định thời điểm thay đổi điều lệ có hiệu lực. Có thể là ngay sau khi họp đại hội chấp thuận hoặc sau một khoảng thời gian cố định.
– Thông báo cho các bên có liên quan: Hợp tác xã cần thông báo đầy đủ và kịp thời cho các bên liên quan, bao gồm cơ quan quản lý, ngân hàng, và các đối tác kinh doanh khác về sự thay đổi trong điều lệ.
– Thông báo thay đổi nội dung điều lệ tại cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn pháp luật quy định.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật hợp tác xã 2012;
– Nghị định 122/2021/NĐ-CP ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2021 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư;
– Nghị định 193/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật hợp tác xã ban hành ngày 21 tháng 11 năm 2013.