Hướng dẫn viên du lịch là vị trí nhân sự trong ngành dịch vụ du lịch. Vị trí này chính là người hướng dẫn cho khách du lịch về các thông tin tại địa điểm tham quan như lịch sử, văn hóa, ý nghĩa của khu du lịch bằng ngôn ngữ phù hợp với khách tham quan. Vậy mức phạt hành vi sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch giả quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức phạt hành vi sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch giả:
1.1. Hướng dẫn viên du lịch có buộc phải có thẻ hướng dẫn viên du lịch:
Điều 58
- Hướng dẫn viên du lịch bao gồm có hướng dẫn viên du lịch quốc tế, hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch tại điểm.
- Phạm vi hành nghề của hướng dẫn viên du lịch được quy định như dưới đây:
+ Hướng dẫn viên du lịch quốc tế được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa, các khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong phạm vi toàn quốc và đưa khách du lịch ra nước ngoài;
+ Hướng dẫn viên du lịch nội địa được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa là các công dân Việt Nam trong phạm vi toàn quốc;
+ Hướng dẫn viên du lịch tại điểm được hướng dẫn cho các khách du lịch trong phạm vi khu du lịch, điểm du lịch.
- Điều kiện hành nghề của hướng dẫn viên du lịch bao gồm có:
+ Phải có thẻ hướng dẫn viên du lịch;
+ Có
+ Có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc là văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch; đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm, phải có phân công của chính tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch.
- Thẻ hướng dẫn viên du lịch bao gồm có thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa và thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm.
- Phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Theo quy định vừa nêu thì một trong các điều kiện hành nghề của hướng dẫn viên du lịch đó chính là phải có thẻ hướng dẫn viên du lịch. Như vậy, có thể khẳng định được rằng người hành nghề hướng dẫn viên du lịch quốc tế, hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch tại điểm bắt buộc phải có thẻ hướng dẫn viên du lịch.
1.2. Mức phạt hành vi sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch giả:
Như đã nói ở mục trên, người hành nghề hướng dẫn viên du lịch quốc tế, hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch tại điểm bắt buộc phải có thẻ hướng dẫn viên du lịch. Nếu như người hành nghề hướng dẫn viên du lịch quốc tế, hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch tại điểm mà không có thẻ hướng dẫn viên du lịch hoặc sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch giả sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Điều 9 Văn bản hợp nhất 363/VBHN-BVHTTDL 2022 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch quy định về xử phạt vi phạm quy định về hướng dẫn du lịch như sau:
- Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng cho đến 500.000 đồng đối với hành vi không đeo thẻ hướng dẫn viên du lịch trong khi hành nghề hướng dẫn du lịch.
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Không xuất trình được phân công nhiệm vụ của doanh nghiệp tổ chức chương trình du lịch theo đúng quy định trong khi hành nghề;
+ Không xuất trình được chương trình du lịch theo đúng quy định trong khi hành nghề.
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Không hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật nơi đến du lịch, nội quy nơi đến tham quan, những phong tục, tập quán của địa phương nơi đến du lịch;
+ Cung cấp thông tin cho khách du lịch không rõ ràng hoặc không công khai hoặc là không trung thực về chương trình du lịch, dịch vụ, các quyền, lợi ích hợp pháp của khách du lịch.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Không thực hiện nội quy, quy định của các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch khi hành nghề;
+ Không tôn trọng các phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa địa phương nơi đến tham quan khi hành nghề;
+ Có thái độ thiếu văn minh đối với các khách du lịch khi hành nghề;
+ Không cung cấp thông tin cho khách du lịch về chương trình du lịch, dịch vụ và những quyền, lợi ích hợp pháp của khách du lịch.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Không hướng dẫn khách du lịch theo phân công nhiệm vụ được giao hoặc là theo hợp đồng hướng dẫn;
+ Không hướng dẫn khách du lịch theo đúng với chương trình du lịch;
+ Không báo cáo người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quyết định thay đổi về chương trình du lịch trong trường hợp khách du lịch có yêu cầu;
+ Không có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc không là hội viên của tổ chức xã hội – nghề nghiệp theo đúng quy định khi hành nghề đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa;
+ Không có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc là không có văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch theo quy định;
+ Không có phân công của các tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Kê khai không trung thực về hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch;
+ Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn về thẻ hướng dẫn viên du lịch;
+ Hoạt động hướng dẫn du lịch không đúng với phạm vi hành nghề của hướng dẫn viên du lịch theo quy định.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Không có thẻ hướng dẫn viên du lịch khi mà hành nghề;
+ Sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch giả để thực hiện hành nghề hướng dẫn.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp, giới thiệu cho khách du lịch những nội dung thông tin mang tính chất xuyên tạc lịch sử, văn hóa, chủ quyền quốc gia.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng cho đến 50.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động hướng dẫn du lịch tại Việt Nam của người nước ngoài.
Theo quy định trên, người sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch giả để hành nghề hướng dẫn sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
2. Các hình thức xử phạt bổ sung với hành vi sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch giả:
Ngoài hình phạt chính là phạt tiền đối với người sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch giả để hành nghề hướng dẫn viên du lịch như đã nêu ở trên thì người sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch giả để hành nghề hướng dẫn viên du lịch sẽ còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung. Các hình thức xử phạt bổ sung với hành vi sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch giả được quy định tại khoản 10 Điều 9 Văn bản hợp nhất 363/VBHN-BVHTTDL 2022 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, căn cứ Điều này thì người sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch giả để hành nghề hướng dẫn viên du lịch sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tịch thu tang vật vi phạm hành chính (thẻ hướng dẫn viên du lịch giả).
Ngoài hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm hành chính thì người sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch giả để hành nghề hướng dẫn viên du lịch sẽ còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch giả để hành nghề hướng dẫn viên du lịch.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
- Văn bản hợp nhất 363/VBHN-BVHTTDL 2022 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch.
- Luật Du lịch 2017.
THAM KHẢO THÊM: