Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường là một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh, hạn chế cạnh tranh đối với các chủ thể khác, dẫn tới hiện tượng độc quyền hóa thị trường. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về mức phạt đối với hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường?
Mục lục bài viết
1. Mức phạt hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường:
Căn cứ theo quy định tại Điều 111 của
– Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, vi phạm quy định về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền được xác định là 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm đó, tuy nhiên cần phải thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất đối với các hành vi vi phạm được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015;
– Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế được xác định là 5% tổng doanh thu của các doanh nghiệp vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm doanh nghiệp đó thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
– Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh sẽ được xác định là 2.000.000.000 đồng;
– Mức phạt tiền tối đa đối với các hành vi khác vi phạm quy định của pháp
– Mức phạt tiền tối đa quy định đối với các hành vi trên sẽ áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức, đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh thì mức phạt tiền tối đa sẽ được xác định bằng một phần hai (1/2) mức phạt tiền tối đa áp dụng đối với tổ chức.
Theo đó, mức phạt tiền tối đa áp dụng đối với hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hiện nay đang được xác định là 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm doanh nghiệp đó thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, tuy nhiên cần phải bảo đảm mức phạt tiền thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất đối với hành vi vi phạm được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015 (mức thấp nhất là 1.000.000.000 đồng đối với hành vi lạm dụng thống lĩnh thị trường được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015).
2. Cách xác định doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 của
– Doanh nghiệp được coi là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường nếu doanh nghiệp đó có sức mạnh thị trường đáng kể được xác định căn cứ theo quy định tại Điều 26 của Luật cạnh tranh năm 2018 hoặc doanh nghiệp có thị phần từ 30 % trở lên trên thị trường liên quan;
– Nhóm doanh nghiệp được coi là nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường nếu nhóm doanh nghiệp đó có cùng hành động gây tác động hạn chế cạnh tranh và có sức mạnh thị trường đáng kể được xác định căn cứ theo quy định tại Điều 26 của Luật cạnh tranh năm 2018, hoặc nhóm doanh nghiệp có tổng thị phần thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan;
+ Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trong các thị trường liên quan;
+ Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên các thị trường liên quan;
+ Năm doanh nghiệp có tổng thị phần từ 85% trở lên trên các thị trường liên quan.
– Nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường sẽ không bao gồm doanh nghiệp có thị phần ít hơn 10% trên thị trường liên quan.
Như vậy có thể nói, cách thức để xác định doanh nghiệp được coi là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thông qua các cách sau đây:
Cách 1: Doanh nghiệp được coi là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có sức mạnh thị trường đáng kể căn cứ theo quy định tại Điều 26 của Luật cạnh tranh năm 2018. Theo đó, sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp sẽ được xác định dựa trên một số căn cứ cơ bản sau đây:
– Tương quan thị phần giữa doanh nghiệp trên thị trường liên quan;
– Sức mạnh tài chính, quy mô của các doanh nghiệp;
– Giao cảm gia nhập thị trường, mở rộng thị trường đối với các doanh nghiệp khác;
– Lợi thế về công nghệ, lợi thế về hạ tầng kĩ thuật;
– Khả năng nắm giữ, khả năng tiếp cận kiểm soát thị trường phân phối, thị trường tiêu thụ hàng hóa, thị trường tiêu thụ dịch vụ và nguồn cung hàng hóa/dịch vụ;
– Quyền sở hữu cơ sở hạ tầng, quyền nắm giữ và tiếp cận cơ sở hạ tầng;
– Quyền sở hữu đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;
– Khả năng chuyển sang nguồn cung/nguồn cầu đối với các loại hàng hóa, dịch vụ có liên quan khác;
– Các yếu tố đặc thù trong ngành nghề, lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh.
Cách 2: Doanh nghiệp được coi là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường nếu doanh nghiệp đó có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan.
3. Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hiểu thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Luật cạnh tranh năm 2018 có quy định về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Theo đó, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường được xem là hành vi của các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền gây tác động mạnh mẽ hoặc có khả năng gây tác động hạn chế đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp khác. Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 27 của Luật cạnh tranh năm 2018, doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường Thực hiện một trong những hành vi sau đây sẽ bị nghiêm cấm, bao gồm:
– Buôn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hiện tượng loại bỏ đối thủ cạnh tranh hoặc có khả năng dẫn đến hiện tượng loại bỏ đối thủ cạnh tranh;
– Có hành vi áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ bất hợp lý, có hành vi ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra thiệt hại cho khách hàng hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
– Hạn chế sản xuất, phân phối các loại hàng hóa, dịch vụ, có hành vi giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật công nghệ, từ đó gây ra thiệt hại cho khách hàng hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
– Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự, có điểm tương đồng dẫn đến hiện tượng ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc có khả năng ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác ra khỏi thị trường;
– Áp đặt điều kiện cho các doanh nghiệp khác trong quá trình ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng/sử dụng dịch vụ, có hành vi yêu cầu doanh nghiệp khác hoặc khách hàng cần phải chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến doanh nghiệp khác không thể tham gia thị trường hoặc có khả năng ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác ra khỏi thị trường;
– Thực hiện hành vi ngăn cản việc tham gia thị trường hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác;
– Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật khác.
Như vậy, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường có thể hiểu là hành vi của doanh nghiệp đã có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp đó thực hiện hành vi gây tác động đến hạn chế cạnh tranh hoặc có khả năng gây tác động đến hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp khác trên thị trường.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật cạnh tranh năm 2018.
THAM KHẢO THÊM: