Trong quá trình điều hành phiên đấu giá tài sản, đấu giá viên bắt buộc phải đeo thẻ hành nghề đấu giá. Vậy đấu giá viên không đeo thẻ khi đấu giá tài sản sẽ bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức phạt đấu giá viên không đeo thẻ khi đấu giá tài sản:
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 của
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi không đeo thẻ đấu giá viên trong quá trình điều hành cuộc đấu giá tài sản trái quy định của pháp luật;
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi tẩy xóa/sửa chữa nhằm mục đích làm thay đổi nội dung trong chứng chỉ hành nghề đấu giá/thẻ đấu giá được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền, thỏa thuận trái quy định của pháp luật đối với các tổ chức hoặc cá nhân trong xã hội có liên quan đến hoạt động đấu giá tài sản làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi hợp pháp của người thứ ba, biết mà không có hành động yêu cầu người tập sự hành nghề đấu giá do mình hướng dẫn thực hiện thủ tục chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật về quá trình đấu giá tài sản trong quá trình tập sự tại các tổ chức hành nghề đấu giá tài sản đó;
– Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Không dừng cuộc đấu giá khi có đề nghị và khi có yêu cầu của người có tài sản đấu giá về việc đấu giá viên có hành vi thông đồng hoặc móc nối với các đối tượng khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, có hành vi hạ giá tài sản đấu giá trái quy định của pháp luật hoặc làm sai lệch hồ sơ đấu giá và làm sai lệch kết quả trong quá trình đấu giá tài sản;
+ Không dừng cuộc đấu giá khi có đề nghị và khi có yêu cầu của người có tài sản đấu giá về việc người tham gia đấu giá có hành vi thông đồng hoặc có hành vi móc nối để hạ giá tài sản đấu giá trái quy định của pháp luật, nhằm mục đích làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản, cản trở hoạt động đấu giá tài sản hoặc có hành vi gây rối trật tự tại các phiên đấu giá, có hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép dưới bất kỳ hình thức nào hoặc đe dọa cưỡng ép người tham gia đấu giá nhằm mục đích làm sai lệch kết quả cuộc đấu giá;
+ Không truất quyền tham dự phiên đấu giá khi có căn cứ xét thấy người tham gia đấu giá có hành vi cung cấp thông tin tài liệu sai sự thật, người tham gia đấu giá có hành vi sử dụng các loại giấy tờ giả tạo để thực hiện thủ tục đăng ký tham gia đấu giá, tham gia cuộc đấu giá khi có hành vi thông đồng và móc nối với các đối tượng khác để hạ giá tài sản đấu giá và làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản, có hành vi cản trở quá trình đấu giá tài sản hoặc có hành vi gây rối trật tự công cộng tại phiên đấu giá, có hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép đấu giá viên dưới bất kỳ hình thức nào hoặc cưỡng ép người tham gia đấu giá để làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản;
+ Không truất quyền tham dự cuộc đấu giá của những người có hành vi trả giá cao nhất rút lại giá mà trước đó đã trả giá hoặc người chấp nhận rút lại giá đã chấp nhận trước khi đấu giá viên công bố người trúng đấu giá trên thực tế;
+ Không trực tiếp điều hành cuộc đấu giá nhưng vẫn thực hiện thủ tục ký biên bản đấu giá trái quy định pháp luật, có hành vi hạn chế người tham gia đấu giá trong quá trình tham gia đấu giá, có hành vi điều hành cuộc đấu giá không phù hợp với hình thức đấu giá do pháp luật quy định và không phù hợp với phương thức đấu giá theo quy chế của cuộc đấu giá đã được ban hành trước đó;
+ Hành vi điều hành cuộc đấu giá trong trường hợp chỉ có một người tham gia đấu giá, chỉ có một người trả giá và có một người chấp nhận giá không đảm bảo tính khách quan và vô tư và không đúng quy định của pháp luật, tự xác định mức giá và điều hành cuộc đấu giá không theo mức giá đã được công bố tại cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy có thể nói, hành vi đấu giá viên không đeo thẻ khi đấu giá tài sản sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên.
2. Đấu giá viên không đeo thẻ khi điều hành đấu giá tài sản có vi phạm pháp luật không?
Theo Điều 3 của Nghị định
3. Thẩm quyền xử phạt đấu giá viên không đeo thẻ khi đấu giá tài sản:
Căn cứ theo quy định tại Điều 82 của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp và hợp tác xã, có quy định cụ thể về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp. Cụ thể như sau:
– Chủ tịch Ủỷ ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp và hôn nhân gia đình, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền nêu trên;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực hành chính tư pháp và hôn nhân gia đình, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không quá mức phạt tiền nêu trên, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực tư pháp và hôn nhân gia đình, phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp và hợp tác xã, phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép chứng chỉ hành nghề hoặc giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật hoặc thẻ công chứng viên hoặc thẻ thừa phát lại, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết.
Như vậy có thể nói, hành vi đấu giá viên không đeo thẻ khi đấu giá tài sản có thể bị phạt tiền với mức cao nhất là 3.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên. Vì vậy thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp này thuộc về chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.