Xuất phát từ tâm lý thờ ơ, nhiều người đã đặt các chướng ngại vật ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lưu thông của dòng chảy. Mức xử phạt đối với hành vi đặt chướng ngại vật gây cản trở lưu thông trong nước được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức phạt đặt chướng ngại vật gây cản trở lưu thông nước:
Cùng với sự phát triển vượt bậc về kinh tế xã hội, sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng trên phạm vi khu vực nói riêng và phạm vi toàn cầu nói chung, thì tình trạng ô nhiễm môi trường và suy thoái cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, cạn kiệt nguồn tài nguyên môi trường cũng đã và đang diễn ra vô cùng phức tạp, có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững của bất kỳ quốc gia nào, trong đó có Việt Nam. Nguồn tài nguyên nước là một trong những nguồn tài nguyên mà con người sử dụng giống nhất hoặc có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, vì vậy tài nguyên nước đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nước được dùng trong hoạt động nông nghiệp, dùng trong hoạt động công nghiệp, hoạt động dân dụng, hoạt động giải trí và môi trường. Có thể thấy được, nước được xem là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và nước rất cần thiết cho cuộc sống của con người cũng như các nguồn sinh vật.
Chính vì vậy việc quản lý khai thác và sử dụng nguồn nước đã và đang trở thành mục tiêu hàng đầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Muốn vậy thì trước hết cần phải nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng đối với nguồn nước trong cuộc sống và trong phát triển kinh tế xã hội. Không ít người thắc mắc về việc hiện nay người dân có hành vi đặt chướng ngại vật gây cản trở lưu thông dòng nước tại các con sông. Pháp luật cũng đã có những quy định cụ thể về mức xử phạt đối với các đối tượng có hành vi đặt chướng ngại vật gây cản trở quá trình lưu thông dòng nước. Hành vi đặt chướng ngại vật gây cản trở quá trình lưu thông dòng nước là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước. Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Luật tài nguyên nước năm 2018 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm. Có thể kể đến những hành vi bị nghiêm cấm đối với tài nguyên nước như sau:
– Đổ chất thải hoặc đổ rác thải hoặc làm rò rỉ các loại chất độc hại vào nguồn nước, các hành vi gây ô nhiễm hoặc suy thoái cạn kiệt nguồn nước trái quy định của pháp luật;
Xả nước thải hoặc đưa các chất thải vào vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, xả nước thải chưa qua xử lý hoặc chưa đạt đầy đủ tiêu chuẩn kĩ thuật vào nguồn nước;
– Xả khí độc hại trực tiếp vào nguồn nước hoặc xả nước thải vào lòng đất thông qua các hình thức khác nhau nhằm đưa nước thải vào lòng đất trái quy định của pháp luật, có hành vi gian lận trong việc xả thải;
– Đặt các chướng ngại vật, có hành vi đặt vật cản, xây dựng các công trình kiến trúc hoặc trồng cây trái phép gây cản trở dòng nước khi lưu thông ở các khu vực sông suối, hồ, kênh, rạch …;
– Khai thác trái phép các loại cát sỏi trên sông suối, kênh rạch, ao hồ, có hành vi khai thác các loại khoáng sản trái quy định của pháp luật, có hành vi khoan hoặc đào và xây dựng nhà cửa, vật kiến trúc và công trình và các hoạt động khác ảnh hưởng trực tiếp đến hành lang bảo vệ nguồn nước gây sạt lở bờ sông, bờ suối, ao hồ, kênh, rạch, hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng uy hiếp đến sự ổn định an toàn của các khu vực này;
– Phá hoại các công trình bảo vệ, khai thác sử dụng và giám sát tài nguyên nước, các công trình phòng chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;
– Cản trở hoạt động điều tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với tài nguyên nước, quyền khai thác và sử dụng tài nguyên nước hợp pháp của các tổ chức và cá nhân trong xã hội;
– Thăm dò và khai thác sử dụng nguồn tài nguyên nước, xả thải nước và nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất trái quy định của pháp luật khi chưa được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền;
-Không tuân thủ quy định về vận hành hồ chứa do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
– Xây dựng hồ chứa và các công trình khai thác nước trái quy định của pháp luật.
Như vậy có thể nói, hành vi đặt chướng ngại vật gây cản trở lưu thông dòng nước là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước. Hành vi này sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 25 của Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản (sau được sửa đổi tại Nghị định 04/2022/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ), có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi đặt chướng ngại vật gây cản trở lưu thông dòng nước, cụ thể như sau:
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi đặt vật cản, có hành vi đặt chướng ngại vật hoặc trồng cây gây cản cho thoát lũ và lưu thông dòng nước tại các khu vực sông suối, ao hồ, kênh rạch trái quy định của pháp luật;
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi đặt đường ống hoặc các loại dây cáp bắc qua sông suối, không phù hợp với tiêu chuẩn phòng chống lũ và các yêu cầu kỹ thuật có liên quan theo quy định của pháp luật gây cản trở dòng chảy;
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi khai thác khoáng sản hoặc xây dựng các bến tàu hoặc các công trình ngăn cản dòng nước không phù hợp với tiêu chuẩn về phòng chống lũ và các yêu cầu kỹ thuật có liên quan theo quy định của pháp luật, gây cản trở dòng chảy.
Như vậy có thể nói, việc đặt chướng ngại vật gây cản trở lưu thông dòng nước sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng theo như phân tích nêu trên.
2. Hành vi đặt chướng ngại vật gây cản trở lưu thông nước có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hành vi đặt chướng ngại vật gây cản trở lưu thông dòng nước hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cản trở giao thông đường thủy căn cứ theo quy định tại Điều 273 của
Lỗi của người phạm tội đối với tội cản trở giao thông đường thủy trong trường hợp không gây ra hậu quả thiệt hại được xác định là lỗi vô ý. Người phạm tội khi có hành vi cản trở giao thông đường thủy đều không mong muốn gây ra hậu quả thiệt hại mà tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc không thấy trước được hậu quả đó do cẩu thả. Người phạm tội này có thể bị xử phạt với khung hình phạt cao nhất lên đến 15 năm tù giam. Ngoài ra còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ vật cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định trong khoảng thời gian từ 01 năm đến 05 năm.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi đặt chướng ngại vật gây cản trở lưu thông nước:
Ngoài mức xử phạt theo như phân tích nêu trên, thì hành vi đặt chướng ngại vật gây cản trở lưu thông dòng nước còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 25 của Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản (sau được sửa đổi tại Nghị định 04/2022/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ), cụ thể như sau:
– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm pháp luật;
– Buộc tháo dỡ công trình, dỡ bỏ, di dời các vật gây cản trở dòng chảy đối với các hành vi vi phạm pháp luật;
– Buộc tháo dỡ công trình, dỡ bỏ, di dời các vật thể trên phần diện tích lấn sông đối với hành vi vi phạm pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Tài nguyên nước năm 2018;
–
– Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản;
– Nghị định 04/2022/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ.