Hành vi chuyển tải và sang mạn xăng dầu cần phải được thực hiện đúng vị trí và địa điểm theo sự chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền. Vậy mức xử phạt đối với hành vi chuyển tải và sang mạn xăng dầu không đúng vị trí được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức phạt chuyển tải, sang mạn xăng dầu không đúng vị trí:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về hành vi chuyển tải và sang mạn xăng dầu không đúng vị trí. Hành vi chuyển tải và sang mạn xăng dầu không đúng vị trí và không đúng địa điểm hiện đại đang được hướng dẫn cụ thể tại Điều 9 của Thông tư 130/2014/TT-BQP hướng dẫn thực hiện Nghị định 162/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trên vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành (sau được bổ sung tại Thông tư 143/2018/TT-BQP đã được Bộ Quốc phòng ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 130/2014/TT-BQP hướng dẫn quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), cụ thể như sau:
– Sang mạn xăng, dầu không đúng vị trí, không đúng địa điểm theo quy định tại khoản 15 Điều 9
– Sang mạn đối với sản phẩm quặng hoặc sang mạn các loại hàng hóa khác không đúng địa điểm theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, hành vi chuyển tải và sang mạn xong đâu chắc phải được thực hiện tại vị trí và địa điểm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ giao thông vận tải hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Nếu như hành vi chuyển tải hoặc sang mạn xăng dầu từ các loại tàu lớn vật từ các loại phương tiện vận tải khác mà cản trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không có khả năng tiếp nhận trực tiếp do các cơ quan cảng vụ quy định. Để biết được vị trí cụ thể có thể tiếp nhận hành vi chuyển tải và sang mạn xăng dầu thì cần liên hệ và trao đổi trực tiếp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ giao thông vận tải để biết thêm thông tin cần thiết.
Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về chuyển tải và sang mạn xăng dầu không đúng vị trí cũng được pháp luật quy định một cách rõ ràng. Căn cứ theo quy định tại Điều 25 của Nghị định 99/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về chuyển tải và sang mạn xong dầu. Theo đó thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi chuyển tải hoặc sang mạn xăng dầu không đúng vị trí theo quy định của pháp luật, hoặc các đối tượng có hành vi chuyển tải và sang mạn xăng dầu từ các phương tiện là tàu lớn và các phương tiện vận tải khác mà cản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không có khả năng tiếp nhận trực tiếp và không đúng với quy định của các cơ quan cảng vụ. Tuy nhiên cần phải lưu ý, mức phạt này là mức phạt được áp dụng đối với tổ chức vi phạm. Còn trong trường hợp những đối tượng vi phạm được xác định là cá nhân thì mức phạt sẽ được xác định bằng 1/2 mức phạt do với tổ chức, tức là sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 99/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.
2. Thời hiệu xử phạt chuyển tải, sang mạn xăng dầu không đúng vị trí:
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022 có quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính sẽ được xác định là 01 năm theo quy định của pháp luật. Trừ những trường hợp cơ bản sau đây: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán và thủ tục thuế theo quy định của pháp luật, vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí và lệ phí, vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm và quản lý giá trái quy định của pháp luật, lĩnh vực chứng khoán và sở hữu trí tuệ, xây dựng và bảo vệ các nguồn lợi thủy hải sản, quản lý rừng và lâm sản, vi phạm trong hoạt động điều tra quy hoạch và thăm dò khai thác sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, thăm dò và khai thác dầu khí cùng với các loại khoáng sản khác, bảo vệ môi trường và năng lượng nguyên tử, quản lý và phát triển các công trình nhà ở, vi phạm trong lĩnh vực đất đai và đê điều, báo chí và xuất nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa và sản xuất buôn bán hàng giả hoặc sản xuất buôn bán hàng cấm, quản lý lao động nước ngoài thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp này sẽ được xác định là 02 năm.
Như vậy có thể nói, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực dầu khí, cụ thể là hành vi chuyển tải hoặc sang mạn xăng dầu không đúng vị trí sẽ được xác định là 02 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi vi phạm theo điều luật nêu trên.
3. Thẩm quyền xử phạt chuyển tải, sang mạn xăng dầu không đúng vị trí:
Căn cứ theo quy định tại Điều 56 của Nghị định 99/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí, có quy định cụ thể về thẩm quyền xử phạt của chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp. Cụ thể như sau:
– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với các đối tượng được xác định là cá nhân và phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với các đối tượng được xác định là tổ chức, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức và tiến theo như phân tích nêu trên, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các đối tượng được xác định là cá nhân và phạt tiền lên đến 100.000.000 đồng đối với các đối tượng được xác định là tổ chức, tức quyền sử dụng giấy phép kinh doanh xăng dầu hoặc tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh khí có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức và tiền theo như phân tích nêu trên, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là cá nhân và phạt tiền đến 2.000.000.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là tổ chức, tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dầu khí có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật và tịch thu phương tiện vi phạm hành chính, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết.
Theo như phân tích nêu trên thì hành vi chuyển tải và sang mạn xong rồi không đúng vị trí có thể bị phạt tiền với mức cao nhất là 40.000.000 đồng đối với tổ chức và 20.000.000 đồng đối với cá nhân, thẩm quyền xử phạt đối với hành vi này sẽ thuộc về chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 99/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí;
– Thông tư 130/2014/TT-BQP hướng dẫn thực hiện Nghị định 162/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trên vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành;
– Thông tư 143/2018/TT-BQP đã được Bộ Quốc phòng ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 130/2014/TT-BQP hướng dẫn quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.