Trên thực tế có rất nhiều trường hợp cha mẹ sẵn sàng bỏ rơi con chưa thành niên vì lý do con bị nhiễm HIV. Vậy pháp luật quy định mức xử phạt như thế nào khi cha mẹ có hành vi bỏ rơi con chưa thành niên bị nhiễm HIV?
Mục lục bài viết
1. Hành vi cha mẹ bỏ rơi con chưa thành niên nhiễm HIV có vi phạm pháp luật không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2020, những hành vi bị nghiêm cấm được quy định cụ thể như sau:
– Cố ý lây truyền hoặc cố ý truyền HIV cho người khác;
– Đe dọa hành vi chuyển HIV cho người khác;
– Có hành vi kỳ thị hoặc phân biệt đối xử đối với người bị nhiễm HIV;
– Cha mẹ có hành vi bỏ rơi con chưa thành niên bị nhiễm HIV, người giám hộ có hành vi bỏ rơi người được mình giám hộ theo quy định của pháp luật khi người được giám hộ bị nhiễm HIV;
– Công khai tên hoặc địa chỉ hoặc hình ảnh của những người bị nhiễm HIV hoặc có hành vi tiết lộ cho người khác biết về việc một người nào đó bị nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của những người đó;
– Có hành vi đưa tin bịa đặt về việc bị nhiễm HIV đối với những người thực tế không bị nhiễm HIV;
– Bắt buộc xét nghiệm HIV trái quy định của pháp luật;
– Truyền máu hoặc các sản phẩm chứa máu, tiến hành hoạt động ghép mô hoặc ghép bộ phận cơ thể người có chứa HIV cho người khác;
– Từ chối khám bệnh hoặc từ chối chữa bệnh cho những bệnh nhân xuất phát từ nguyên do biết hoặc nghi ngờ về việc bệnh nhân đó bị nhiễm HIV;
– Có hành vi từ chối mai táng hoặc từ chối và tám cho người chết vì lý do người chết đó có liên quan đến HIV;
– Lợi dụng hoạt động phòng chống HIV trái quy định của pháp luật để trục lợi cá nhân hoặc thực hiện các hành vi vi phạm quy định của pháp luật khác;
– Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy có thể nói, hành vi cha mẹ bỏ rơi những đối tượng được xác định là con chưa thành niên bị nhiễm HIV sẽ được xem là hành vi trái quy định của pháp luật, và hành vi này sẽ bị xử lý theo mức xử phạt tương ứng.
2. Mức phạt cha mẹ bỏ rơi con chưa thành niên nhiễm HIV:
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 của Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y t (sau được sửa đổi bởi Nghị định số 124/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thứ nhất, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với những đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc có hành vi yêu cầu suất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với những đối tượng được xác định là học sinh hoặc sinh viên, học viên hoặc những người đến xin học;
– Có hành vi cản trở học sinh hoặc sinh viên tham gia các hoạt động dịch vụ của các cơ sở giáo dục vì lý do những đối tượng này bị nhiễm HIV hoặc là các thành viên trong gia đình có người bị nhiễm HIV;
– Có hành vi cản trở tiếp nhận những đối tượng thuộc phạm vi bảo trợ xã hội vào các cơ sở bảo trợ xã hội vì lý do bị nhiễm HIV;
– Từ chối mai táng hoặc từ chối và tả người chết vì lý do người chết đó có liên quan đến HIV.
Thứ hai, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với những chủ thể thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc suất trình các kết quả liên quan đến quá trình xét nghiệm HIV đối với những người lao động dự tuyển hoặc từ chối dự tuyển người lao động đó vì lý do người dự tuyển lao động bị nhiễm HIV;
– Từ chối tiếp nhận những đối tượng thuộc phạm vi bảo trợ xã hội vào các cơ sở bảo trợ xã hội vì lý do những đối tượng đó bị nhiễm HIV;
– Cha mẹ có hành vi bỏ rơi con chưa thành niên bị nhiễm HIV hoặc người giám hộ có hành vi bỏ rơi người được giám hộ vì lý do người được giám hộ bị nhiễm HIV;
– Tách biệt hoặc cấm đoán học sinh và sinh viên tham gia các dịch vụ và hoạt động của các cơ sở trên thực tế vì lý do người đó bị nhiễm HIV;
– Có hành vi phân biệt đối xử trong quá trình chăm sóc và điều trị đối với những người bị nhiễm HIV;
– Phân bố công việc không phù hợp với sức khỏe và trình độ chuyên môn của những người lao động bị nhiễm HIV.
Thứ ba, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với những chủ thể thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Chấm dứt
– Ép buộc người lao động còn đủ sức khỏe chuyển công việc mà họ đang đảm nhiệm xuất phát từ lý do người lao động đó bị nhiễm HIV;
– Từ chối nâng lương hoặc không đảm bảo các quyền lợi hợp pháp của người lao động vì lý do người lao động đó bị nhiễm HIV;
– Đuổi học hoặc có hành vi xử lý kỷ luật đối với học sinh và sinh viên đang theo học vì lý do các đối tượng đó bị nhiễm HIV;
– Sử dụng hình ảnh hoặc thông điệp truyền thông tin mang tính chất kỳ thị và phản ánh mục tiêu phân biệt đối xử đối với những người bị nhiễm HIV hoặc họ được xác định là thành viên trong gia đình có người bị nhiễm HIV.
Theo đó thì có thể nói, cha mẹ có hành vi bỏ rơi con chưa thành niên bị nhiễm HIV sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên.
3. Thẩm quyền xử phạt cha mẹ bỏ rơi con chưa thành niên nhiễm HIV:
Căn cứ theo quy định tại Điều 103 của Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y t (sau được sửa đổi bởi Nghị định số 124/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 15.000.000 đồng với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực dân số, phạt tiền đến 25.000.000 với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế dự phòng và phòng chống HIV, phạt tiền đến 37.000.000 đồng đối với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế, phạt tiền đến 50.000.000 với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khám chữa bệnh và các trang thiết bị y tế;
– Tước quyền sử dụng giấy phép và tước chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
– Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
Như vậy có thể nói, như phân tích nêu trên thì cha mẹ có hành vi bỏ rơi con chưa thành niên bị nhiễm HIV sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền cao nhất là 10.000.000 đồng, vì vậy cho nên thẩm quyền xử phạt trong trường hợp này sẽ thuộc về chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2020;
– Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế;
– Nghị định số 124/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.