Niêm yết giá vé tại cảng thủy nội địa là một trong những trách nhiệm cần phải thực hiện của chủ càng thủy nội địa và người quản lý khai thác cảng thủy nội địa. Vậy cảng thủy nội địa không có bản niêm yết giá vé sẽ bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức phạt cảng thủy nội địa không có bảng niêm yết giá vé:
Căn cứ theo quy định tại Điều 29 của Nghị định số 139/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa, có quy định cụ thể về hành vi vi phạm quy định trong lĩnh vực quản lý khai thác cảng thủy nội địa. Theo đó, hành vi cảng thủy nội địa không có bảng niêm yết giá vé sẽ bị xử phạt cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các đối tượng được xác định là chủ cảng thủy nội địa, những đối tượng được xác định là người quản lý khai thác trong khu vực cảng thủy nội địa thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Không có hoặc có nhưng không tiến hành hoạt động niêm yết bảng nội qui hoạt động theo quy định của pháp luật;
+ Không có bảng niêm yết giá vé theo quy định của pháp luật hoặc niêm yết giá vé đối với hành khách không đúng quy định của pháp luật;
+ Không đảm bảo đầy đủ các điều kiện an toàn theo quy định của pháp luật của một trong các loại thiết bị chống va, cầu cho người lên xuống, phao cho các phương tiện buộc dây, các loại đèn chiếu sáng ban đêm theo quy định của pháp luật;
+ Bố trí thiếu các loại thiết bị đệm chống va, cầu cho những người lên xuống theo quy định của pháp luật, các loại phao cho phương tiện buộc cây, các loại đèn chiếu sáng vào thời điểm ban đêm, không có đầy đủ nơi chờ cho hành khách theo quy định của pháp luật;
+ Không ban hành hoặc không có hành vi niêm yết công khai theo quy định của pháp luật hoặc không thực hiện đúng quy định của pháp luật về quy trình sếp dỡ hàng hóa;
+ Bố trí không đầy đủ các loại thiết bị phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là chủ khu vực cảng thủy nội địa, những đối tượng được xác định là người quản lý khai thác khu vực cảng thủy nội địa thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Không bố trí giao thông kết nối hỗ trợ cho những đối tượng được xác định là người khuyết tật hoặc người cao tuổi tại cảng hành khách theo quy định của pháp luật;
+ Khai thác quá phạm vi vùng nước trái quy định của pháp luật;
+ Khai thác không đúng mục đích so với các loại quyết định công bố hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Có hành vi tự tiện cho các phương tiện vào xếp dỡ hàng hóa hoặc tự tiện cho các phương tiện đón trả hành khách khi có phương tiện đó chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định của pháp luật;
+ Cung cấp các loại dịch vụ không đúng với mức giá niêm yết hoặc các loại dịch vụ không nằm trong khung giá hoặc các loại dịch vụ có mức giá cao hơn so với mức giá tối đa hoặc có mức giá thấp hơn so với mức giá tối thiểu theo quy định của pháp luật;
+ Bố trí người điều khiển các loại phương tiện xếp dỡ không có chứng chỉ chuyên môn được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc không có chứng chỉ điều khiển phương tiện và điều khiển các loại thiết bị theo quy định của pháp luật.
Như vậy có thể nói, hành vi cảng thủy nội địa không có bảng niêm yết giá vé bị coi là một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật, cảng thì nội địa có hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên.
2. Thẩm quyền xử phạt cảng thủy nội địa không có bảng niêm yết giá vé:
Căn cứ theo quy định tại Điều 46 của Nghị định số 139/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa, có quy định cụ thể về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải và các cơ quan được giao chức năng thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường thủy nội địa. Theo đó thì có thể nói, thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đường thủy nội địa nói chung và hành vi không có bảng niêm yết giá vé tại cảng thủy nội địa nói riêng sẽ bị xử phạt cụ thể như sau:
– Thanh tra viên và những người được xác định là đối tượng được giao nhiệm vụ thực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành giao thông đường thủy nội địa đang trong quá trình thi hành công vụ có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 500.000 đồng, tịch thu tang vật vi phạm hành chính và tịch thu phương tiện sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đó có giá trị dưới 1.000.000 đồng;
– Chánh thanh tra Sở giao thông vận tải, trưởng đoàn thanh tra Sở giao thông vận tải, trưởng đoàn thanh tra Cục đường thủy nội bộ Việt Nam, trưởng đoàn thanh tra Chi cục đường thủy nội địa, chi cục trưởng Chi cục đường thủy nội địa và trưởng đoàn thanh tra của cảng đường thủy nội địa có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 37.500.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoặc giấy chứng chỉ chuyên môn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật vi phạm hành chính và tịch thu phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đó có giá trị dưới 75.000.000 đồng, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ giao thông vận tải có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 52.500.000 đồng, tước quyền sử dụng chứng nhận khả năng chuyên môn hoặc chứng chỉ chuyên môn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật vi phạm hành chính và phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính có giá trị đến 105.000.000 đồng, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Chánh thanh tra Bộ giao thông vận tải và cục trưởng Cục đường thủy nội địa Việt Nam có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 75.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoặc chứng chỉ chuyên môn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật vi phạm hành chính và tịch thu phương tiện vi phạm hành chính, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết.
Như vậy có thể nói, cảng thủy nội địa không có bảng niêm yết giá vé sẽ bị phạt với mức phạt cao nhất là 5.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên. Thẩm quyền xử phạt đối với hành vi không niêm yết giá vé tại cảng thủy nội địa sẽ thuộc về: Chánh thanh tra Sở giao thông vận tải, trưởng đoàn thanh tra Sở giao thông vận tải, trưởng đoàn thanh tra Cục đường thủy nội bộ Việt Nam, trưởng đoàn thanh tra Chi cục đường thủy nội địa, chi cục trưởng Chi cục đường thủy nội địa và trưởng đoàn thanh tra của cảng đường thủy nội địa.
3. Kinh doanh vận tải hành khách đường thủy nội địa có phải niêm yết giá vé công khai không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Thông tư
– Theo quy định của pháp luật hiện nay thì vé của hành khách sẽ được phát hành dưới hình thức vé giấy hoặc vé điện tử phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan;
– Các đối tượng được xác định là tổ chức và cá nhân kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách theo quy định của pháp luật sẽ phải thực hiện hoạt động niêm yết công khai giá vé tối đa tại cảng hành khách, bến hành khách, trên các phương tiện vận tải, trên trang thông tin điện tử của tổ chức và cá nhân kinh doanh dịch vụ vận tải, thực hiện đầy đủ hoạt động hướng dẫn cho hành khách sử dụng vé để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của hành khách theo quy định của pháp luật;
– Các đối tượng được xác định là tổ chức và cá nhân kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách và hành khách sử dụng dịch vụ vận tải sẽ phải thỏa thuận với nhau về giá vé cũng thể tuy nhiên không được vượt quá giá vé tối đa đã niêm yết theo quy định của pháp luật. Vé của hành khách sẽ do tổ chức và cá nhân kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách in ấn và phát hành theo quy định của pháp luật;
– Vé của hành khách cần phải thỏa mãn đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật thì mới trở thành hợp lệ. Theo đó thì vé của hành khách cần phải đáp ứng được những điều kiện sau đây: phải do đơn vị kinh doanh vận tải hành khách và hành lý trên đường thủy nội địa phát hành phù hợp với quy định của pháp luật và đúng thẩm quyền, trong trường hợp vé của hành khách là vé giấy thì vẽ đó sẽ không bị tẩy xóa hoặc sửa chữa và cần phải phản ánh đầy đủ thông tin trên tuyến vận tải và thời gian vận tải, trong trường hợp vé là điện tử thì phải có bản in và bạn chụp vé theo quy định của các tổ chức và cá nhân kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách hoặc phải có bằng chứng được lưu trữ trên hệ thống cơ sở dữ liệu của đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải và trên đó cần phải phản ánh đầy đủ thông tin cá nhân trùng khớp với các loại giấy tờ tùy thân của hành khách sử dụng dịch vụ.
Theo đó thì có thể nói, quy định của pháp luật hiện nay đã nêu rõ các đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách đường thì sẽ phải có nghĩa vụ và thực hiện trách nhiệm niêm yết giá vé công khai tối đa tại cảng hành khách, bến hành khách, trên các phương tiện kinh doanh dịch vụ vận tải và trên các trang thông tin điện tử của đơn vị kinh doanh dịch vụ đó.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 139/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa;
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng;
– Thông tư
– Thông tư số 34/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về vận tải đường thủy nội địa.