Thực trạng buôn gỗ lậu, vận chuyển gỗ trái phép qua biên giới hiện nay? Mức phạt buôn gỗ lậu, vận chuyển gỗ trái phép qua biên giới?
Song song với sự phát triển của xã hội, giao thương buôn bán hàng hóa giữa các nước, thì tệ nạn buôn lậu diễn ra ngày càng nhiều. Bên cạnh hành vi vận chuyển ma túy, buôn lậu thuốc lá, hàng giả, hàng kém chất lượng thì vấn đề buôn gỗ lậu, vận chuyển gỗ trái phép qua biên giới diễn ra ngày càng phổ biến. Bìa viết dưới đây sẽ phân tích, làm rõ mức phạt buôn gỗ lậu, vận chuyển gỗ trái phép qua biên giới.
Mục lục bài viết
1. Thực trạng buôn gỗ lậu, vận chuyển gỗ trái phép qua biên giới hiện nay:
– Buôn gỗ lậu, vận chuyển gỗ trái phép qua biên giới là hành vi vi phạm pháp luật, theo đó, các đối tượng sẽ lấy gỗ (gỗ này có thể bị chặt phá, trái phép) rồi vận chuyển qua biên giới để bán cho những đối tượng nặc danh khác (không được Nhà nước công nhận). Có thể hiểu, việc buôn lậu gỗ này là trái phép, với thủ đoạn gian dối, không minh bạch, không được Nhà nước công nhận cũng như cho phép vận vận chuyển, mua bán.
– Hiện nay, vấn đề buôn lậu gỗ diễn ra hết sức phổ biến. Nó mang tính chất chuyên nghiệp, xuyên quốc gia. Các đối tượng đạo tắc sẽ chặt phá rừng trái phép, sau đó, vận chuyển gỗ qua biên giới để đào tẩu và bán cho những đối tượng khác. Gỗ bị vận chuyển trái phép sẽ được bán với giá thấp hơn so với giá thị trường. Những đối tượng thực hiện mua số gỗ này, sẽ sử dụng nguồn gỗ do mua bán trái phép để sản xuất ra các vật dụng phục vụ nhu cầu của con người, sau đó bán ra thị trường để thu lợi nhuận. Hằng năm, Đảng và Nhà nước Việt nam đã thực hiện triệt phá rất nhiều đường dây buôn bán gỗ lậu. Những đối tượng này lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo ở từng địa phương nhằm thực hiện hành vi vi phạm của mình. Gỗ có được do chặt phá sẽ được lâm tặc vận chuyển qua biên giới bằng đường cửa khẩu, đường rừng, núi,… Đa phần, các thành phần buôn lậu gỗ sẽ vận chuyển gỗ bằng ô tô, vượt biên giới để đưa sang các nước Lào, Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan,… Đây là thực trạng diễn ra phổ biến với hành vi tinh vi. Nó là bài toán khó mà Nhà nước và cơ quan chức năng Việt Nam đã và đang tìm hướng giải quyết.
– Việc buôn gỗ lậu, vận chuyển gỗ trái phép qua biên giới chứa đựng rất nhiều rủi ro, bất cập, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của các cơ quan, cá nhân, tổ chức và Nhà nước.
+ Thứ nhất, nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích kinh tế của các cá nhân, tổ chức có gỗ bị khai thác trái phép. Để có gỗ, phải trải qua quá trình trồng trọt, chăm sóc, trông coi trong một khoảng thời gian gia. Đối với đất rừng của người dân, người dân phải bỏ công sức để trồng rừng, mua giống, thời gian trông coi. Việc chặt phá trái phép (trộm cắp) để lấy gỗ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của người dân. Đất rừng và rừng cây là tài sản của người dân. Việc các đối tượng đạo tặc lợi dụng sơ hở của người dân để chặt phá rừng xâm phạm trực tiếp đến quyền tài sản của họ, lợi ích cá nhân của người dân. Thực chất, những thành phần đạo tặc lợi dụng sơ hở trong quá trình giám sát, trông coi rừng của người dân để thực hiện hành vi chặt phá rừng. Đôi khi, trong nhiều trường hợp, chúng sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để cướp rừng của người dân.
+ Thứ hai, việc buôn lậu gỗ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc gia và trật tự công cộng. Nhà nước thực hiện nghiêm ngặt việc quản lý trật tự đất nước, đặc biệt là ở những địa điểm nhạy cảm như đường biên giới để bảo vệ an ninh quốc gia. Việc các đối tượng lâm tặc vận chuyển trái phép gỗ qua đường biên giới ảnh hưởng trực tiếp đến nền tảng an ninh mà Nhà nước giữ gìn. Cùng với đó, việc vận chuyển gỗ lậu là cơ sở để những tệ nạn xã hội từ các quốc gia láng giềng xâm nhập vào nước ta: Ma túy, hàng giả, hàng nhái. Buôn gỗ lậu, vận chuyển trái phép gỗ qua đường biên giới là hành vi chọc phá an ninh biên giới mà Đảng và Nhà nước quản lý. Nó xâm phạm nghiêm trọng đến trật tự an ninh quốc gia cũng như công cuộc bảo vệ Nhà nước của toàn Đảng, toàn dân.
+ Thứ ba, buôn lậu gỗ là hành vi vi phạm pháp luật theo quy định của
+ Thứ tư, buôn lậu gỗ, vận chuyển gỗ trái phép qua đường biên giới là việc vận chuyển gỗ trái quy định của pháp luật. Những gỗ này thường do chặt phá rừng trái phép, trộm cắp mà có. Nhiều trường hợp, những đối tượng lâm tặc này còn thực hiện chặt phá rừng phòng họ. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác phòng chống thiên tai của Đảng và Nhà nước. Rừng đóng vai trò như lớp bảo vệ mặt đất. Khi con người phá đi những khu rừng lớn, xói mòn đất có thể trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Ở một số khu vực, đất bị xói mòn có thể dẫn đến những trận lở bùn, đất thảm khốc. Diện tích rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn bị chặt phá gây mất khả năng điều tiết nước ở thượng nguồn khi xảy ra mưa lớn. Đây chính là nguyên nhân khiến mưa lũ, lũ lụt… nghiêm trọng hơn. Rừng đầu nguồn bị chặt phá cũng khiến cho cường độ của nước dâng lên cao hơn, lũ đi nhanh hơn. Nhiều năm qua, người dân miền núi thường xuyên phải chống chọi với mưa lũ, thiên tai, sạt lở. Thiệt hại từ những thiên tai này rất là lớn, bao gồm cả thiệt hại về người bà tài sản. Một trong những nguyên nhân dẫn đến những thiệt hại không đáng có này là do chặt phá rừng trái phép. Một trong những công dụng của rừng là bảo vệ đất, ngăn chặn lũ đầu nguồn. Rừng mất, không có hành lang bảo vệ, lũ, sạt lở trực tiếp đổ xuống, đe dọa đến sản xuất và mạng sống của người dân. Đây được xem là hạn chế lớn nhất mà việc chặt phá rừng trái phép và buôn lậu gỗ gây ra.
2. Mức phạt buôn gỗ lậu, vận chuyển gỗ trái phép qua biên giới:
Xử lý vi phạm hành chính:
Căn cứ theo Điều 22 của Nghị định số 157/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 41/2017/NĐ-CP có quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, bảo vệ rừng, phát triển rừng và quản lý lâm sản, theo đó, việc buôn lậu gỗ sẽ bị xử phạt như sau: Tùy vào số lượng gỗ buôn lậu cũng như thể tích của từng khối gỗ, người thực hiện hành vi buôn lậu gỗ có thể bị xử phạt hành chính 1.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng. Cùng với đó, Nghị định này cũng quy định rõ, người vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm trừ trường hợp mà gỗ có hồ sơ và nguồn gốc hợp pháp nhưng khối lượng của gỗ trên thực tế đã vượt qua sai số cho phép theo các quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có thể bị tịch thu phương tiện đối với căn cứ tùy vào mức độ và tính chất của việc vi phạm.
Xử lý hình sự:
Như đã phân tích, buôn lậu gỗ, vận chuyển trái phép gỗ là hành vi trái pháp luật. Nhà nước đã đưa ra những quy định cụ thể và chặt chẽ về việc xử phạt hình sự đối với hành vi này. Cụ thể như sau:
Theo quy định tại Điều 188
Có thể thấy, pháp luật quy định hết sức chặt chẽ về biện pháp xử lý đối với hành vi buôn gỗ lậu, vận chuyển trái phép gỗ qua đường biên giới. Những biện pháp này nhằm hạn chế những hành vi vi phạm có thể xảy ra, mang tính răn đe và giáo dục. Từ đó góp phần đảm bảo duy trì an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.