Nhân viên hàng không là một trong những ngành nghề có tính chất đặc thù thế nên về thời gian làm việc cũng khá chặt chẽ. Vậy mức phạt bố trí sai thời giờ làm việc nhân viên hàng không được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định về thời giờ làm việc đối với người lao động làm làm các công việc có tính chất đặc thù trong ngành hàng không:
- 2 2. Phạt hành chính bố trí sai thời giờ làm việc nhân viên hàng không:
- 3 3. Những người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt bố trí sai thời giờ làm việc nhân viên hàng không:
1. Quy định về thời giờ làm việc đối với người lao động làm làm các công việc có tính chất đặc thù trong ngành hàng không:
Thời giờ làm việc là khoảng thời gian người lao động tiến hành những công việc theo sự phân công của người sử dụng lao động, được ghi ở trong
Thời giờ làm việc đối với người lao động làm làm những công việc có tính chất đặc thù trong ngành hàng không như sau:
– Thời giờ làm việc của Thành viên tổ lái, Tiếp viên hàng không: Thời giờ làm việc của Thành viên tổ lái, Tiếp viên hàng không quy định ở tại Quyết định số 45/2006/QĐ-BGTVT ngày 19 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Ban hành về Quy chế khai thác trực thăng vận tải thương mại và Quyết định số 10/2008/QĐ-BGTVT vào ngày ngày 13 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Ban hành về Quy chế an toàn hàng không dân dụng được thực hiện đến hết ngày 27 tháng 01 năm 2012; còn kể từ ngày 28 tháng 01 năm 2012 thực hiện theo các quy định tại Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành về Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.
– Thời giờ làm việc của nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không: Thời giờ làm việc của nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không làm việc ở tại các đài, trạm ở vùng xa, vùng cao, hải đảo không có các điều kiện đi về trong ngày (làm việc theo chu kỳ) được quy định như sau:
+ Chu kỳ làm việc được tính từ ngày người lao động bắt đầu làm việc cho đến ngày kết thúc ở nơi làm việc (bao gồm có cả thời gian đi đường từ cơ quan đến đài, trạm và ngược lại). Căn cứ vào tính chất công việc, điều kiện đi lại thì người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận làm việc theo chu kỳ, nhưng thời gian làm việc sẽ tối thiểu là 2 ngày và tối đa không quá 15 ngày, tổng số giờ làm việc và giờ làm thêm của những người lao động không quá 12 giờ/ngày, 232 giờ/tháng; tổng số giờ làm thêm không được quá 300 giờ trong một năm;
+ Sau mỗi chu kỳ làm việc, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm bố trí cho những người lao động được nghỉ số ngày bằng với số ngày làm việc tại đài, trạm, sau đó mới được bố trí chu kỳ làm việc tiếp theo.
– Thời giờ làm việc của nhân viên hàng không khác: Thời giờ làm việc của nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay; của nhân viên không lưu; nhân viên an ninh hàng không; của nhân viên khẩn nguy, cứu nạn hàng không; của nhân viên điều độ, khai thác bay; của nhân viên điều khiển, vận hành phương tiện, trang bị, thiết bị tại khu bay; của nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay; của nhân viên khí tượng hàng không, được thực hiện như sau:
+ Ngoài thời giờ làm việc, thì người sử dụng lao động còn có thể thỏa thuận với người lao động để làm thêm giờ nhằm để thực hiện các công việc theo yêu cầu của hoạt động hàng không trong thời gian cả ban ngày và cả ban đêm, cả ngày nghỉ hàng tuần và ngày lễ, nhưng sẽ phải đảm bảo nguyên tắc là tổng số giờ làm việc và giờ làm thêm của người lao động không được quá 12 giờ/ngày, 232 giờ/tháng; tổng số giờ làm thêm không quá 300 giờ trong một năm.
+ Thời giờ làm việc nêu trên bao gồm có cả số giờ được tính thời giờ làm việc được quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định số 195/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số các điều của
+ Người sử dụng lao động có quyền huy động người lao động làm việc ngay lập tức mà không bị giới hạn về số giờ làm việc, số giờ làm thêm trong ngày, trong các trường hợp khẩn cấp gây uy hiếp đến tính mạng, an ninh, an toàn hàng không cũng như các tài sản, trang thiết bị hàng không.
2. Phạt hành chính bố trí sai thời giờ làm việc nhân viên hàng không:
Như đã nêu ở trên, người sử dụng lao động phải bố trí thời giờ làm việc đối với người lao động làm làm các công việc có tính chất đặc thù trong ngành hàng không theo quy định của pháp luật, nếu người sử dụng lao động bố trí thời giờ làm việc đối với người lao động làm các công việc có tính chất đặc thù trong ngành hàng không không theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử phạt theo quy định. Điều 17 Văn bản hợp nhất 09/VBHN-BGTVT 2022 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng quy định về xử phạt vi phạm quy định về bố trí, sử dụng, giám sát nhân viên hàng không và thực hiện các công việc theo tài liệu, quy trình, yêu cầu công việc, quy trình phối hợp hoạt động, Điều này quy định xử phạt vi phạm quy định về bố trí, sử dụng, giám sát nhân viên hàng không và thực hiện công việc theo các tài liệu, quy trình, yêu cầu công việc, quy trình phối hợp hoạt động như sau:
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi vi phạm sau đây:
+ Bố trí thời giờ làm việc hoặc thời giờ nghỉ ngơi cho nhân viên hàng không không đúng với quy định;
+ Không duy trì tổ chức ca trực, kỷ luật ca trực theo đúng quy định;
+ Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng về quy trình giám sát an toàn, giám sát chất lượng công việc.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí hoặc là bố trí không đủ nhân viên làm việc hoặc là bố trí nhân viên làm việc mà không có Giấy phép, năng định, chứng chỉ chuyên môn, Giấy chứng nhận đủ về điều kiện sức khỏe, chứng nhận trình độ tiếng Anh theo quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì người sử dụng lao động bố trí thời giờ làm việc đối với người lao động làm các công việc có tính chất đặc thù trong ngành hàng không không theo quy định của pháp luật thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
3. Những người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt bố trí sai thời giờ làm việc nhân viên hàng không:
Căn cứ các điều tại Văn bản hợp nhất 09/VBHN-BGTVT 2022 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng thì những người sau đây có thẩm quyền ra quyết định xử phạt bố trí sai thời giờ làm việc nhân viên hàng không:
– Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ.
– Chánh Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Cục Hàng không Việt Nam.
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải.
– Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam.
– Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không.
– Giám đốc Cảng vụ hàng không.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
– Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ.
– Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại đội của Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ.
– Trưởng trạm của Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ.
– Đội trưởng của Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ.
– Trưởng Công an cấp xã.
– Trưởng đồn Công an.
– Trưởng trạm Công an cửa khẩu.
– Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế.
– Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động.
– Trưởng Công an cấp huyện.
– Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
– Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông.
– Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
– Trưởng phòng Công an cấp tỉnh.
– Giám đốc Công an cấp tỉnh.
– Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
– Cục trưởng Cục An ninh nội địa.
– Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 09/VBHN-BGTVT 2022 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng;
– Thông tư 42/2011/TT-BGTVT chế độ thời giờ làm việc ngành hàng không.