Chất thải nguy hại nếu như không được lưu giữ đúng cách có thể gây ô nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng. Hành vi bố trí sai nơi lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại sẽ bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức phạt bố trí sai nơi lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại:
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 của Nghị định số 45/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về vấn đề bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại. Theo đó, hành vi bố trí sai nơi lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại có thể bị phạt tiền với mức phạt cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với các chủ thể thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Không trang bị đầy đủ hệ thống vệ tinh theo quy định của pháp luật đối với các phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại phù hợp với quy định của pháp luật, hoặc các phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại có trang bị hệ thống vệ tinh tuy nhiên không duy trì hoạt động hệ thống vệ tinh trong suốt quá trình vận chuyển chất thải nguy hại;
+ Không cung cấp tài khoản theo dõi các thiết bị định vị vệ tinh theo quy định của pháp luật đối với các phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ tài nguyên và môi trường để thực hiện hoạt động giám sát quản lý theo quy định của pháp luật;
+ Không tiến hành thủ tục ký hợp đồng với các chủ nguồn thải của chất thải nguy hại trước khi thực hiện quá trình thu gom vận chuyển chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật.
– Phạt tiền từ 50.000.000 triệu đồng đến 100.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Thu gom và vận chuyển chất thải nguy hại ngoài địa bàn được ghi nhận trong giấy phép sử lý chất thải nguy hại cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Thực hiện hoạt động liên kết vận chuyển chất thải nguy hại giữa các cá nhân và tổ chức có giấy phép môi trường được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nội dung thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại khi chưa được sự chấp thuận bằng văn bản của các cơ quan cấp giấy phép môi trường đó theo quy định của pháp luật;
+ Không thực hiện đúng một trong các nội dung được quy định trong giấy phép môi trường về xử lý chất thải nguy hại được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Sử dụng các loại phương tiện và sử dụng các loại thiết bị chuyên dùng phục vụ cho hoạt động thu gom và vận chuyển, phục vụ cho hoạt động đóng gói và bảo quản, phục vụ cho hoạt động lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại tuy nhiên không đáp ứng đầy đủ yêu cầu về kĩ thuật theo quy định của pháp luật;
+ Bố trí khu vực lưu giữ tạm thời đối với các loại chất thải nguy hại không đúng quy định của pháp luật.
Theo đó, có thể nói, hành vi bố trí sai nơi lưu giữ tạm thời các loại chất thải nguy hại có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên. Tuy nhiên đây chỉ là mức xử phạt áp dụng đối với cá nhân vi phạm, trong trường hợp các tổ chức vi phạm thì sẽ bị xử phạt gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân trong cùng một hành vi vi phạm hành chính, tức là sẽ bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi bố trí sai lời lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại. bên cạnh đó thì tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là đình chỉ hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại trong khoảng thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng.
2. Thẩm quyền xử phạt bố trí sai nơi lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại:
Căn cứ theo quy định tại Điều 56 của Nghị định số 45/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, có quy định cụ thể về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp. Cụ thể như sau:
– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền lên đến 5.000.000 đồng, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính có giá trị dưới 10.000.000 đồng, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 100.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật và tịch thu phương tiện vi phạm hành chính, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng, tức quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết.
Theo như phân tích nêu trên thì có thể nói, hành vi bố trí sai nơi lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại có thể bị phạt tiền với mức cao nhất là 100.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm và 200.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm, vì vậy thẩm quyền xử phạt đối với hành vi bố trí sai nơi lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại sẽ thuộc về chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
3. Quá trình lưu giữ chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 83 của Luật bảo vệ môi trường năm 2022 có quy định về hoạt động phân loại và lưu giữ chất thải nguy hại. Theo đó thì chủ nguồn chất thải nguy hại sẽ phải có một số trách nhiệm cơ bản sau đây:
– Sẽ phải có trách nhiệm khai báo đầy đủ về cuối lượng và loại chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật và khai báo đầy đủ trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường hoặc nội dung đăng ký môi trường tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Thực hiện hoạt động phân loại và thu gom, thực hiện hoạt động lưu giữ riêng và không để lẫn các loại chất thải nguy hại với nhau, cần phải đảm bảo yếu tố bảo vệ môi trường và không gây ô nhiễm môi trường;
– Tái sử dụng và thu hồi năng lượng theo quy định của pháp luật hoặc tiến hành hoạt động chuyển giao chất thải nguy hại cho các cơ sở có giấy phép môi trường để xử lý theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, trong quá trình lưu giữ chất thải nguy hại thì cần phải đáp ứng được những điều kiện cơ bản như sau:
– Phải được lưu giữ riêng theo loại đã được phân loại theo quy định của pháp luật;
– Không để lẫn các loại chất thải nguy hại với các chất thải thông thường;
– Không làm phát tán bụi và rò rỉ các loại chất thải nguy hại được xác định là chất lỏng ra môi trường tự nhiên;
– Chỉ được phép lưu hành chất thải nguy hại trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, chất thải nguy hại trong quá trình vận chuyển phải được lưu chứa và vận chuyển bằng các thiết bị phương tiện chuyên dùng phục vụ cho hoạt động chất thải và phù hợp với cơ sở xử lý chất thải. Phương tiện vận chuyển các loại chất thải nguy hại cần phải lắp thiết bị định vị theo quy định của pháp luật, và phải hoạt động xuyên suốt trong tuyến đường vận chuyển chất thải nguy hại đó, và phải hoạt động phù hợp với thời gian theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Các đối tượng được phép vận chuyển chất thải nguy hại bao gồm: Chủ nguồn chất thải nguy hại có đầy đủ phương tiện và đầy đủ thiết bị đáp ứng yêu cầu về kĩ thuật và quy trình quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, hoặc các cơ sở được cấp giấy phép môi trường có chức năng xử lý chất thải nguy hại đối với các loại chất thải cần phải vận chuyển.
Theo đó thì có thể nói, việc lưu giữ chất thải nguy hại cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Bảo vệ môi trường năm 2022;
– Nghị định số 45/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.