Theo quy định của Bộ luật Lao động 2020 thì mức lương tối thiểu được xây dựng trên những cơ sở nào? Mức lương cơ sở mới nhất áp dụng năm 2021.
Mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Bài viết sau đây, các Luật sư chuyên sâu lĩnh vực lao động – việc làm – tiền lương của công ty Luật Dương Gia xin phân tích các quy định của pháp luật về cơ sở xây dựng mức lương tối thiểu nhằm giúp các doanh nghiệp, người lao động nắm bắt, tìm hiểu pháp luật lao động để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp tối đa cho mình.
Mục lục bài viết
1. Đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu
Theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 quy định về mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động:
‘Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
2. Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
3. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.
4. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này).
Các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức và cá nhân quy định tại các khoản 2, 3 và khoản 4 Điều này sau đây gọi chung là doanh nghiệp.”
Mức lương tối thiểu bao gồm hai loại là lương tối thiểu vùng và lương tối thiểu ngành. Lương tối thiểu vùng là mức lương áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động. Mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ xác định.
2. Mức lương tối thiểu vùng mới nhất
Theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động:
“Điều 3. Mức lương tối thiểu vùng
1. Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:
a) Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
b) Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
c) Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
d) Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.
2. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.”
Căn cứ vào nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, điều kiện kinh tế – xã hội và mức tiền lương trên thị trường lao động, Chính phủ công bố mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia. Mức lương tối thiểu ngành là mức lương áp dụng đối với từng ngành lao động cụ thể. Lương tối thiểu ngành được xác định thông qua thương lượng tập thể ngành, được ghi trong thỏa ước lao động tập thể ngành nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố.
Cần phân biệt lương tối thiểu với lương cơ sở. Theo quy định tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thì mức lương cơ sở áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động (sau đây gọi chung là người hưởng lương, phụ cấp) làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã), ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang.
3. Nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn
– Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.
– Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.
– Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
– Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại Mục 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
>>> Luật sư
4. Cơ sở xây dựng, căn cứ xác định mức lương tối thiểu
Điều 90
Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Điều 91 Bộ luật lao động 2019 quy định về mức lương tối thiểu như sau:
“1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.”
Mức lương tối thiểu tùy từng loại và tùy từng quốc gia sẽ được xác định bằng những phương pháp khác nhau. Vấn đề này là nội dung chủ yếu của Công ước số 26 (năm 1928) của ILO về việc thiết lập những phương pháp ấn định lương tối thiểu. Song dù bằng phương pháp nào thì: Trong chừng mực nhất định có thể thích hợp, xét theo thực tiễn và điều kiện quốc gia, những yếu tố cần lưu ý để xác định mức lương tối thiểu phải bao gồm:
a) Những nhu cầu của người lao động và gia đình họ, xét theo mức lương chung trong nước, giá sinh hoạt, các khoản trợ cấp an toàn xã hội và mức sống so sánh của các nhóm xã hội khác;
b) Những yếu tố về kinh tế, kể cả những đòi hỏi của phát triển kinh tế, năng suất lao động và mối quan tâm trong việc đạt tới và duy trì một mức sử dụng lao động cao.’
Những căn cứ cơ bản để xác định mức lương tối thiểu là: cung cấp lao động; khả năng kinh tế và chỉ số giá sinh hoạt theo từng thời kì. Chịu sự quyết định của giá trị sức lao động, tiền lương đồng thời chịu sự tác động mạnh mẽ của yếu tố cung cầu lao động trên thị trường. Sự tác động này có thể có lợi hoặc bất lợi cho người lao động xét ở từng thời điểm và hoàn cảnh nhất định.
Nhà nước với tư cách là người quản lí, cần điều tiết tiền lương một mặt vừa phù hợp với diễn biến của yếu tố cung cầu lao động, vừa bảo vệ được người lao động với vị trí thế yếu trong thị trường lao động và bảo vệ lợi ích chung của xã hội. Sự điều tiết này đương nhiên phải tính toán một cách kĩ lưỡng tới khả năng kinh tế từng thời kì mà cụ thể là khả năng đáp ứng của ngân sách nhà nước và khả năng chi trả của các đơn vị sử dụng lao động thuộc các khu vực và thành phần kinh tế khác nhau. Chỉ khi khả năng kinh tế đủ đảm bảo cho việc trả lương theo mức Nhà nước đã ấn định thì quy định của Nhà nước về lương tối thiểu mới có tính khả thi và được tôn trọng thực hiện.
5. Các văn bản pháp luật hiện hành hướng dẫn xây dựng mức lương tối thiểu
–
– Bộ luật lao động năm 2019 (Hiệu lực: 01/01/2021).
– Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động.
– Nghị định 148/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động.
– Nghị định 49/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về tiền lương.
– Nghị định 121/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 49/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về tiền lương.
– Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
– Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
– Nghị quyết 86/2019/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 do Quốc hội ban hành.