Thủ tướng Chính phủ là một chức danh do Quốc hội bầu ra và là người đứng đầu Chính đầu Chính phủ nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Vậy mức lương của Thủ tướng Chính phủ là bao nhiêu? Mức lương của Thủ tướng Chính phủ có sự thay đổi nào không?
Mục lục bài viết
1. Thủ tướng Chính phủ là ai?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 95 Hiến pháp năm 2013 thì Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ và thực hiện các công việc sau:
– Là người chịu trách nhiệm trước Quốc hội về mọi hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao phó đảm nhiệm;
– Thực hiện báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.
Thủ tướng Chính phủ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay là ông Phạm Minh Chính. Dưới đây là một số thông tin cơ bản của Thủ tướng Chính phủ đương nhiệm hiện nay của Việt Nam theo thông tin đăng tải trên Cổng thông tiên điện tử Chính phủ Việt Nam:
HỌ VÀ TÊN: PHẠM MINH CHÍNH
NGÀY SINH: 10/12/1958
QUÊ QUÁN: Xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa
DÂN TỘC: Kinh
TÔN GIÁO: Không
NGÀY VÀO ĐẢNG: 25/12/1986
Ngày VÀO ĐẢNG CHÍNH THỨC: 25/12/1987
2. Một số quy định chung về Thủ tướng Chính phủ:
2.1. Tiêu chuẩn để được giữ chức danh Thủ tướng Chính phủ:
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2.5 Mục 2 Quy định số 214-QĐ/TW năm 2020 của Ban chấp hành Trung ương Đảng thì tiêu chuẩn để trở thành Thủ tướng Chính phủ là:
– Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Có uy tín cao, là trung tâm đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân;
– Có năng lực nổi trội toàn diện trên các lĩnh vực, nhất là trong hoạch định chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh; tư duy nhạy bén, năng động, quyết đoán, quyết liệt, quyết định kịp thời những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến lĩnh vực hành pháp;
– Hiểu biết sâu, rộng nền hành chính quốc gia, kinh tế – xã hội đất nước; kinh tế, chính trị thế giới và hội nhập quốc tế. Có năng lực toàn diện về tổ chức, quản lý, chỉ đạo, điều hành cơ quan hành chính nhà nước và hệ thống chính trị;
– Có năng lực cụ thể hoá và tổ chức thực hiện hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
– Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn.
2.2. Một nhiệm kỳ của Thủ tướng Chính phủ là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 71 và Điều 97 Hiến pháp năm 2013 thì nhiệm kỳ của Thủ tướng Chính phủ là 05 năm và nhiệm kỳ 05 năm này được xác định theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Theo đó, khi Quốc hội hết nhiệm kỳ thì Chính phủ vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ được giao cho đến khi Quốc hội khoá mới thành lập Chính phủ mới. Và theo quy định của pháp luật thì trong vòng 60 ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ thì Quốc hội khoá mới phải được bầu xong.
Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt, nếu có ít nhất hai phần ba trên tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội có thể quyết định rút ngắn nhiệm kỳ của Thủ tướng Chính phủ hoặc kéo dài thời gian nhiệm kỳ của Thủ tướng Chính phủ theo đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Lưu ý: Việc kéo dài thời gian nhiệm kỳ của một khoá Quốc hội cũng như nhiệm kỳ của Thủ tướng Chính phủ không được quá 02 tháng và hết thời gian kéo dài phải tổ chức bầu cử Quốc hội khoá mới. Việc kéo dài hơn 02 tháng chỉ thực hiện khi có chiến tranh xảy ra.
2.3. Quyền hạn và nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 98 Hiến pháp năm 2013 và Điều 28 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019 thì quyền hạn và nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ được quy định như sau:
– Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật; phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí;
– Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong thời gian Quốc hội không họp, quyết định giao quyền Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong trường hợp khuyết Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Trong thời gian giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, quyết định giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong trường hợp khuyết Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
– Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, liên tục của nền hành chính quốc gia;
– Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ; trong thời gian Quốc hội không họp, trình Chủ tịch nước quyết định tạm đình chỉ công tác của Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ;
–
– Phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới khi không hoàn thành nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao hoặc vi phạm pháp luật;
– Quyết định và chỉ đạo việc đàm phán, chỉ đạo việc ký, gia nhập điều ước quốc tế thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; tổ chức thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
– Quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan, tổ chức khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; quyết định thành lập hội đồng, Ủy ban hoặc ban khi cần thiết để giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những vấn đề quan trọng liên ngành;
– Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;
– Triệu tập và chủ trì các phiên họp của Chính phủ.
3. Mức lương của Thủ tướng Chính phủ là bao nhiêu tiền?
Hiện nay, mức lương của Thủ tướng Chính phủ được xác định theo công thức sau:
Mức lương của Thủ tướng chính phủ = Lương cơ sở x Hệ số lương
Trong đó:
– Lương cơ sở của Thủ tướng Chính phủ năm 2023 được xác định theo
+ Từ ngày 01/1 đến ngày 30/6/2023 thì mức lương cơ sở được xác định là 1,49 triệu đồng/ tháng;
+ Từ ngày 01/7/2023 thì mức lương cơ sở tăng lên và được xác định là 1,8 triệu đồng/ tháng (theo Nghị quyết số 69/2022/QH15).
– Hệ số lương của Thủ tướng Chính phủ vẫn được áp dụng theo hệ số 12,50 theo
Theo đó, mức lương của Thủ tướng Chính phủ năm 2023 là:
– Từ ngày 01/1/2023 đến ngày 30/6/2023 là 18,625 triệu đồng/ tháng;
– Từ ngày 01/7/2023 thì mức lương là 22,500 triệu đồng/ tháng.
Như vậy, trong năm 2023 hiện nay thì mức lương của Thủ tướng Chính phủ là từ 18,625 triệu đồng/ tháng đến 22,500 triệu đồng/ tháng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Hiến pháp năm 2013;
– Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015;
– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
– Nghị quyết số 69/2022/QH15 của Quốc hội khoá 15 ban hành ngày 11 tháng 11 năm 2022 Về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023;
–
– Quy định số 214-QĐ/TW năm 2020 của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam ban hành ngày 02 tháng 1 năm 2020 Quy định khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện ban chấp hành trung ương, Bộ chính trị, Ban bí thư quản lý.