Mức lương của người lao động khi hết thời gian thử việc? Quyền lợi của người lao động trong thời gian ngừng việc.
Mức lương của người lao động khi hết thời gian thử việc? Quyền lợi của người lao động trong thời gian ngừng việc.
Tóm tắt câu hỏi:
Em có vấn đề mong luật sư giải đáp. Sự việc như sau: Vào tháng 2 em có xin việc làm vị trí nhân viên thẩm định hiện trường của một công ty, đã đào tạo nghiệp vụ và kí
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc. Tiền lương trong thời gian thử việc do 2 bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm ít nhất 85% mức lương của công việc.
Điều 29 “Bộ luật lao động 2019” quy định:
– Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết
– Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.
Như vậy, về nguyên tắc, sau khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Trong thời gian thử việc, nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận thì 2 bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Do đó, phải căn cứ vào thỏa thuận tại hợp đồng thử việc để biết trường hợp sau khi thử việc đạt yêu cầu thì hai bên sẽ ký hợp đồng lao động loại nào, dùng thông tin này làm cơ sở xác định trách nhiệm thực hiện hợp đồng lao động được xác lập đương nhiên sau thời gian thử việc.
Sau khi kết thúc thời gian thử việc, Công ty không ký hợp đồng lao động và có đề nghị chấm dứt quan hệ lao động với người lao động, nếu người lao động đồng ý thì hai bên thỏa thuận chấm dứt quan hệ lao động đó. Trường hợp người lao động không đồng ý, thì công ty phải đơn phương chấm dứt hợp đồng đã được xác lập đương nhiên sau thời gian thử việc, phải thực hiện đúng quy định về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, có căn cứ và tuân thủ thời gian báo trước.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến về hợp đồng thử việc: 1900.6568
Theo thông tin bạn cung cấp, vào tháng 2 bạn có xin vào làm việc và thử việc từ ngày 1/3 đến hết ngày 30/4, sau khi hết thời gian thử việc nhưng công ty không đề xuất việc không nhận bạn vào làm việc mà yêu cầu bạn ở nhà chờ việc, trường hợp này mặc nhiên được coi là giao kết hợp đồng lao động, loại hợp đồng lao động sẽ được xác định dựa trên thỏa thuận ban đầu của hai bên khi giao kết hợp đồng thử việc. Vì vậy, bạn sẽ được hưởng quyền lợi của người lao động theo hợp đồng lao động chính thức từ sau ngày 30/4. Nếu thời gian sau khi thử việc mà bạn không có việc làm do lỗi của công ty chưa bố trí được việc làm thì được xác định là trường hợp phải ngừng việc và trong trường hợp này bạn theo Điều 98 “Bộ luật lao động 2019”:
+ Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động thì người lao động được trả đầy đủ tiền lương
+ Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương, nếu gây ra cho những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương do mức thỏa thuận của 2 bên nhưng không thấp hơn mức lương tố thiểu vùng
+ Nếu do sự cố khách quan thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối hiểu vùng do chính phủ quy định.
Như vậy, khi chấm dứt hợp đồng sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên, tuy nhiên, bạn vẫn phải được bảo đảm đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ đối với thời gian bạn thử việc, được trả đầy đủ tiền lương theo thỏa thuận khi thử việc nhưng không thấp hơn 85% mức lương của công việc chính thức. Nếu công ty không chi trả thì bạn có thể làm đơn gửi đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết.
Đối với quyền lợi khi chấm dứt hợp đồng lao động thì tùy thuộc vào căn cứ chấm dứt của 2 bên để xem xét quyền lợi và trách nhiệm của từng bên như thế nào?