Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam được xem là bộ phận nòng cốt quan trọng, quân hàm sĩ quan cao cấp dưới cấp tướng lĩnh và là cấp bậc sĩ quan cấp tá cao nhất trong lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam với hiệu 04 ngôi sao vàng và 02 vạch vàng. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về mức lương của Đại tá quân đội, công an kể từ 1/7/2024.
Mục lục bài viết
1. Mức lương của Đại tá quân đội, công an từ ngày 1/7/2024:
Trong lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tá thông thường đảm nhiệm một số chức vụ vô cùng quan trọng như: Phó Tư lệnh; Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phó Tư lệnh; Tham mưu trưởng: Vùng Hải quân, Tham mưu trưởng các Quân đoàn, Vùng Cảnh sát biển, Binh chủng, Phó Tư lệnh, Binh đoàn. Vì vậy, nhiều người đang quan tâm đến mức lương của đại tá quân đội, công an, đặc biệt là kể từ 1/7 năm 2024 đến nay.
Căn cứ theo quy định tại Mục 1 Bảng 6 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, có quy định về hệ số lương của lực lượng sĩ quan quân đội như sau:
Cấp bậc quân hàm | Hệ số | Lương trước 1/7/2024 | Lương từ 1/7/2024 |
---|---|---|---|
Đại tướng | 10.4 | 18.720.000 | 24.336.000 |
Thượng tướng | 9.8 | 17.640.000 | 22.932.000 |
Trung tướng | 9.2 | 16.560.000 | 21.528.000 |
Thiếu tướng | 8.6 | 15.480.000 | 21.124.000 |
Đại tá | 8.0 | 14.400.000 | 18.720.000 |
Thượng tá | 7.3 | 13.140.000 | 17.082.000 |
Trung tá | 6.6 | 11.880.000 | 15.444.000 |
Thiếu tá | 6.0 | 10.880.000 | 14.040.000 |
Đại uý | 5.4 | 9.720.000 | 12.636.000 |
Thượng uý | 5.0 | 9.000.000 | 11.700.000 |
Trung uý | 4.6 | 8.280.000 | 10.764.000 |
Thiếu uý | 4.2 | 7.560.000 | 9.828.000 |
Thượng sĩ | 3.8 | 6.840.000 | 8.892.000 |
Trung sĩ | 3.5 | 6.300.000 | 8.190.000 |
Hạ sĩ | 3.2 | 5.760.000 | 7.488.000 |
Theo đó thì có thể nói, đại tá quân đội nhân dân Việt Nam có hệ số lương là 8.00. Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Thông tư 41/2023/TT-BQP, mức lương của đại tá quân đội được tính theo công thức như sau:
Mức lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng
Trên thực tế hiện nay, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Nghị định 73/2024/NĐ-CP, thì bắt đầu kể từ 1/7 năm 2024, mức lương cơ sở được nâng lên là 2.340.000 đồng/tháng. Cụ thể, điều luật này quy định như sau:
-
Mức lương cơ sở được sử dụng để làm căn cứ: tính mức lương trong các bảng lương, định mức phụ cấp, thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với đối tượng được quy định cụ thể tại Điều 2 của Nghị định 73/2024/NĐ-CP; tính mức hoạt động phí, tính sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật; tính các khoản trích và các chế độ được hưởng khác theo mức lương cơ sở;
-
Bắt đầu kể từ 1/7 năm 2024, mức lương cơ sở được nâng lên là 2.340.000 đồng/tháng.
Như vậy, hiện nay mức lương của đại tá quân đội nhân dân bắt đầu kể từ 1/7 năm 2024 được xác định là 18.720.000 đồng. Cụ thể, mức lương theo cấp bậc quân hàm kể từ 1/7 năm 2024 (trong đó có mức lương của đại tá quân đội, công an) như sau:
Cấp bậc quân hàm | Hệ số lương | Mức lương đến 30/6/2024 (Đơn vị: VNĐ) | Mức lương từ 1/7/2024 (Đơn vị: VNĐ) |
Đại tướng | 10,40 | 18.720.000 | 24.336.000 |
Thượng tướng | 9,80 | 17.640.000 | 22.932.000 |
Trung tướng | 9,20 | 16.560.000 | 21.528.000 |
Thiếu tướng | 8,60 | 15.480.000 | 20.124.000 |
Đại tá | 8,00 | 14.400.000 | 18.720.000 |
Thượng tá | 7,30 | 13.140.000 | 17.082.000 |
Trung tá | 6,60 | 11.880.000 | 15.444.000 |
Thiếu tá | 6,00 | 10.800.000 | 14.040.000 |
Đại úy | 5,40 | 9.720.000 | 12.636.000 |
Thượng úy | 5,00 | 9.000.000 | 11.700.000 |
Trung úy | 4,60 | 8.280.000 | 10.764.000 |
Thiếu úy | 4,20 | 7.560.000 | 9.828.000 |
Cần phải lưu ý thêm, mức lương nêu trên sẽ không bao gồm các khoản phụ cấp và trợ cấp.
2. Đại tá quân đội, công an từ ngày 1/7/2024 có được hưởng phụ cấp thâm niên không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư 224/2017/TT-BQP, có quy định về đối tượng áp dụng. Cụ thể như sau:
-
Lực lượng sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng đang công tác, làm việc trong lực lượng, cơ quan, đơn vị;
-
Các cơ quan, đơn vị và cá nhân khác có liên quan.
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Thông tư 224/2017/TT-BQP hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng và viên chức quốc phòng, có quy định về điều kiện áp dụng đối với chế độ phụ cấp thâm niên. Theo đó, điều kiện áp dụng và mức phụ cấp thâm niên được xác định như sau:
Đối tượng được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư 224/2017/TT-BQP hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng và viên chức quốc phòng (bao gồm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng đang công tác và làm việc tại các đơn vị, cơ quan) có thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của quân đội nhân dân Việt Nam từ đủ 60 tháng trở lên thì theo quy định của pháp luật sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên với mức độ bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), trong trường hợp làm việc từ năm thứ 06 trở đi thì mỗi năm sẽ được cộng thêm 1%.
Theo đó, sĩ quan quân đội có thời gian công tác và phục vụ trong lực lượng thường trực của quân đội từ đủ 60 tháng trở lên thì theo quy định của pháp luật sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên với mức độ bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), trong trường hợp làm việc từ năm thứ 06 trở đi thì sẽ được tính thêm 1%.
Như vậy, sĩ quan quân đội có thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của quân đội nhân dân Việt Nam từ đủ 05 năm trở lên thì sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên.
Vì vậy, bên cạnh mức lương được hưởng hàng tháng thì lực lượng sĩ quan quân đội nhân dân, trong đó có đại tá quân đội vẫn xét được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên tính theo mức lương hiện hưởng và thời gian phục vụ tại ngũ, đơn vị cộng với phụ cấp công vụ và phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có).
3. Thời gian nào được sử dụng để tính phụ cấp thâm niên đối với Đại tá quân đội, công an từ ngày 1/7/2024?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Thông tư 224/2017/TT-BQP hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng và viên chức quốc phòng, có quy định về chế độ phụ cấp thâm niên. Theo đó, thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định như sau:
-
Thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của quân đội nhân dân Việt Nam;
-
Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành nghề khác nhau, trong đó bao gồm công an, hải quan, tòa án, cơ yếu, kiểm soát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm tra Đảng, kiểm lâm, nhà giáo, dự trữ quốc gia và một số ngành nghề khác được Chính phủ quy định, thì sẽ được cộng dồn với thời gian quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 Thông tư 224/2017/TT-BQP hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng và viên chức quốc phòng (thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của quân đội nhân dân Việt Nam).
Ngoài ra, thời gian được tính phụ cấp thâm niên nếu có đứt quãng thì sẽ được cộng dồn. Trong cùng một thời điểm làm việc và công tác, được hưởng nhiều loại phụ cấp thâm niên của nhiều ngành nghề khác nhau thì sẽ chỉ được hưởng một loại phụ cấp thâm niên nhất định.
Như vậy, theo điều luật nêu trên thì sĩ quan quân đội sẽ được tính phụ cấp thâm niên trong khoảng thời gian như sau:
-
Thời gian sĩ quan quân đội đó phục vụ trong lực lượng thường trực của quân đội nhân dân Việt Nam;
-
Thời gian sĩ quan quân đội được hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành nghề khác nhau, trong đó bao gồm cơ yếu, công an, hải quan, kiểm sát, tòa án, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, nhà giáo, kiểm tra Đảng, dự trữ quốc gia và một số ngành nghề khác đã được Chính phủ quy định cụ thể thì sẽ được cộng dồn với thời gian sĩ quan quân đội phục vụ trong lực lượng thường trực của quân đội nhân dân Việt Nam. Trong trường hợp thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên bị đứt quãng thì vẫn sẽ được cộng dồn.
THAM KHẢO THÊM: